2. Về những công việc đƣợc giao:
1.3.1.3 Môi trường chính trị pháp luật
Hệ thống pháp luật bao gồm các chính sách, quy chế, định chế, chế độ đãi ngộ, thủ tục quy định của nhà nước. Chính trị pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, là cơ sở pháp lý để Doanh ngiệp hoạy động kinh doanh trên thị trường. Pháp luật rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lơi đảm bảo sự bình đẳng cho doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Chính trị ổn định tạo hành lang thông thoáng cho cạnh tranh giữ các Doanh nghiệp.
Các Doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các các triết lý , các chính sách mới có liên quan của quản lý Nhà nước. Luật chống độc quyền, luật thuế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên, luật lao động là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lời của ngành hay của doanh nghiệp
Ngoài ra Các quy định về bảo vệ môi trường của nhà nước ngày càng chặt chẽ. Điều này đòi hỏi các công ty ngày càng phải đầu tư cho phòng ngừa ô nhiễm
môi trường khiến cho chi phí tăng kéo theo giá thành tăng làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đặc biệt mối quan hệ giữa các chính phủ: : khi mối quan hệ này trở nên thù địch, thì sự mâu thuẫn giữa các Chính Phủ có thể hoàn toàn phá vỡ mối quan hệ kinh doanh đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu giữa 2 nước. Còn nếu mối quan hệ song phương được cải thiện sẽ thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh.
1.3.1.4 Công nghệ
Với không gian lan tỏa và đa dạng các thay đổi công nghệ sẽ có tác động lên nhiều bộ phận của xã hội. Các tác động này chủ yếu thông qua sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Thay đổi công nghệ có thể làm chgo sản phẩm hiện có bị lạc hậu chỉ sau một đêm, đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả ăng về sản phẩm mới.
Công nghệ không dây, công nghệ sinh học và hàng loạt các phát minh mới xuất hiện hàng ngày , hàng giờ định hình lại các cấu trúc cạnh tranh ở hầu hết các ngành và các quốc gia. Chắc chắn không gian toàn cầu , các cơ hội và đe dọa của công nghệ trong môi trường vĩ mô tác động lên các doanh nghiệp kể cả bằng việc mua từ bên ngoài hay sự sáng tạo ra công nghệ mới.
1.3.1.5 Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của từng vùng từng quốc gia là nhân tố quan trọng tạo thuận lợi cũng như khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Các yếu tố tự nhiên tác động đến môi trường kinh doanh như vấn đề ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt về năng lượng, sự lãng phí hay mất đi của các nguồn năng lượng tự nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp phát triển sản xuất. Ngược lại, khi nguồn tài nguyên khan hiếm Doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Ngoài ra còn các trường hợp bất khả kháng trong thiên nhiên như thiên tai, bão lụt,… cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đặc tính của ngành xuất nhập khẩu nên yếu tố môi trường tự nhiên lại càng quan trọng. Điều kiện thời tiết khí hậu sẽ ảnh hưởng đến việc được hay mất mùa của các mặt hàng nông sản, từ đó quyết định nguồn cung của các mặt hàng nông sản xuất khẩu là dồi dào hay khan hiếm…
1.3.1.6 Môi trường quốc tế
Môi trường quốc tế có nhiều yếu tố giống như môi trường quốc dân, bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật và công nghệ. Nhưng sức cạnh tranh ở môi trường quốc tế phức tạp hơn, gay hơn do sự khác biệt văn hóa, xã hội, chính trị, văn hóa và cấu trúc thể chế.
Trên thực tế, khi nước ta gia nhập AFTA và WTO sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, Không phân biệt đối xử tròng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, Những Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp không ít những thách thức phải đương đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt và quyết liệt hơn
1.3.2 Môi trƣờng ngành
Môi trường ngành là môi trường kinh doanh của ngành, một lĩnh vực cụ thể. Các nhân tố cạnh tranh diễn ra trong môi trường tác nghiệp của công ty, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của mỗi Doanh nghiệp trong ngành.
Theo mô hình sức mạnh của Michael Porter trong tác phẩm của mình ông cho rằng trong môi trường ngành có 5 áp lực cạnh tranh chính.
Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh chính của Michael Porter
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ hiện tại
Sản phẩm thay thế
1.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành của Doanh nghiệp là những cá nhân, doanh nghiệp cùng hoạt động sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ giống như của Doanh nghiệp và tranh giành thị trường cũng như tranh giành khách hàng với Doanh nghiệp.
Ngày nay trong kinh doanh, các Doanh nghiệp chỉ mới hiểu khách hàng của mình thôi là chưa đủ. Họ còn phải am hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình để có thể hoạch định các chiến lược kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả.
Khi nghiêm cứu đối thủ cạnh tranh, Doanh nghiệp phải nắm rõ những vấn đề sau về đối thủ cạnh tranh
- Những doanh nghiệp nào là đối thủ cạnh tranh.
- Mục đích tương lai của đối thủ( điều gì đối thủ cạnh tranh muốn đạt tới) - Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh( điều gì đối thủ cạnh tranh đang cần và có thể đạt được)
- Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh đến ngành như thế nào. - Các mặt mạnh và yếu của đối thủ.
1.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đó là những doanh nghiệp chưa tham gia vào loại hình kinh doanh này nhưng có đủ tiềm năng và sẵn sàng nhảy vào kinh doanh. Vì họ là những doanh nghiệp đi sau có nhiều lợi thế về công nghệ, thiết bị hiện đại nên họ có khả năng cạnh tranh về sản phẩm lẫn giá cả.
Nghiêm cứu đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sẽ giúp doanh nghiệp dự báo trước khả năng thâm nhập của các đối thủ này từ đó có kế hoạch xây dựng rào cản gia nhập ngành. Các rào cản chủ yếu của việc gia nhập ngành bao gồm:
- Lợi thế về quy mô sản phẩm: Do doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn đại trà làm giảm hoặc tiếp kiệm được chi phí. Đây là một trong những rào cản có khả năng ngăn chặn các đối thủ gia nhập ngành. Vì các công ty mới ra nhập ngành sẽ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Hoặc chấp nhận sản xuất nhỏ để chịu bất lợi về chi phí, giá thành cao kéo theo lợi nhuận ít, hoặc mạo hiểm đầu tư vốn khổng lồ trên quy mô lớn mà những rủi khác chưa lường trước được.
- Sự khác biệt hóa sản phẩm: khiến cho khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty. Thường các công ty này có có ưu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi hoặc khả năng chuyên biệt hóa sản phẩm. Đây là một trong những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp mới tham gia khó lòng giành giật trên thị trường.
- Lợi thế về giá: có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao, kinh nghiệm sản xuất lâu năm, do bằng sáng chế, do chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, trình đọ quản lý giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.3 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp không chỉ là những người cung ứng nguyên vật liệu sản xuất trực tiếp, trang thiết bị, sức lao động mà cả những công ty tư vấn, vận chuyển, quảng cáo… nghĩa là cung cấp tất cả các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Hoạt động của nhà cung cấp tác động trực tiếp đến số lượng sản phẩm.
Trong trường hợp nhà cung ứng có áp lực lớn đối với doanh nghiệp thì có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống( đòi nâng giá hoặc giảm chất lượng của sản phẩm cung cấp). Còn khi áp lực cảu nhà cung ứng yếu, doang nghiệp cso thể đòi giảm giá, nâng chất lượng sản phẩm đầu vào và điều này sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp.
Các nhà cung ứng sẽ gây áp lực cho Doanh nghiệp khi họ có được những lợi thế sau:
- Khi nhà cung ứng độc quyền.
- Khi nhà cung cấp có ưu thế về chuyên biệt hóa sản phẩm khiến công ty khó có thể tìm được nhà cung cấp khác.
- Khi ngành kinh doanh của công ty không quan trọng đối với nhà cung cấp. Nhờ thế các nhà cung cấp không bị áp lực phải giảm giá hoặc cải tiến chất lượng sản phẩm.
- Nhà cung cấp có khả năng tài chính lớn có thể tiến hành hội nhập dọc xuôi chiều.
- Khi công ty khó có thể hội nhập dọc ngược chiều nằm gây áp lực cho nhà cung ứng.
1.3.2.4 Khách hàng:
Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, quy mô khách hàng có ảnh hưởng đến quy mô thị trường.
Thông thường khách hàng yêu cầu giảm giá bán hoặc yêu cầu tăng chất lượng hàng hóa đi kèm với các dịch vụ hoàn hảo. Điều này sẽ khiến cho chi phí hoạt động tăng lên. Khi doanh nghiệp có ưu thế sẽ có cơ hội tăng giá bán dẫn đến lợi nhuận tăng, ngược lại khi khách hàng có nhiều ưu thế hơn sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Khách hàng có lợi thế trước doanh nghiệp trong những trường hợp sau:
- khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp với số lượng lớn lợi dụng sức mua để đòi giảm giá.
- Khi khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường, giá cả..
- Khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau đối với sản phẩm thay thế đa dạng.
- Khi khách hàng có lợi thế trong chiến lược hội nhập dọc ngược chiều nghĩa là họ có thể lo liệu tự cung ứng vật tư cho mình.
1.3.2.5 Sản phẩm thay thế
là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hoặc các ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng giống nhau cảu khách hàng.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những tác nhân tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh cũng như mức lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp.
1.3.3 Môi trƣờng bên trong doanh nghiệp
1.3.3.1 Con người
Con người điều khiển mọi quá trình thông qua các công cụ, lĩnh vực nhân sự hay quản lý con người điều khển mọi qua trình thông qua các công cụ, lĩnh vực nhân sự hay quản lý con người là một kiểu quản lý đặc biệt bởi đó là sự tác động trực tiếp từ chủ thể - là con người đến khách thể- cũng là con người.
Nhân sự của doanh nghiệp theo cấp quản trị có thể được chia thành các cấp sau:
- Ban giám đốc.
- Các bộ phận quản lý ở các cấp doanh nghiệp. - Các bộ phận quản lý ở cấp trung gian
- Đội ngũ công nhân viên chức
Các thành viên trong ban giám đốc ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp . Nếu các thành viên có khả năng, kinh nghiệm, trình độ, năng lực… thì họ sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích trước mắt như tăng doanh thu , tăng lợi nhuận mà còn cả uy tín, lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh có nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả đi đến thua lỗ phá sản là do trình độ quản lý yếu kém. Như vậy vai trò của nhà quản trị cấp cao là rất quan trọng đối với doanh nghiệp , nhà quản trị cấp cao phải biết tổ chức phối hợp để các bộ phận trong doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng hiệu quả, phải biết biến sức mạnh của cá nhân thành sức mạnh chung của cả tập thể như vậy sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động , nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung gian và đội ngũ nhân viên cũng giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp . Trình độ tay nghề của công nhân và tinh thần làm việc của họ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm , tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp . Khi tay nghề lao động cao cộng thêm ý thức và lòng hăng say
nhiệt tình lao động thì việc tăng năng suất lao động là tất yếu. Đây là tiền đề để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Kết hợp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là yếu tố cần thiết cho mỗi doanh nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất , hoạt động của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng trôi chảy, nâng cao được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.3.3.2 Máy móc thiết bị, công nghệ
Tình trạng máy móc thiết bị công nghệ có ảnh hưởng tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp và nó có tác động trực tiếp đến sản phẩm, tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Nhân tố máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . Nó là nhân tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản phẩm của doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm . Ngoài ra, công nghệ sản xuất , máy móc thiết bị cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán sản phẩm . Một doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại thì sản phẩm của họ nhất định có chất lượng cao. Ngược lại, không một doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh cao khi mà trong tay họ là cả hệ thống máy móc cũ kỹ với công nghệ sản xuất lạc hậu.
1.3.3.3 Vốn, tài chính
là một yếu tố hết sức quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Khả năng tài chính của doanh nghiệp có tốt mới đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định và lâu dài. Có đủ số vốn thì doanh nghiệp mới đầu tư nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường…nhằm đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhìn vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào người ta thường nhìn vào thực lực tài chính của doanh nghiệp đó thể hiện qua các chỉ tiêu: tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, tổng tiền lương, thưởng…và khi ấy các nhà đầu tư mới dám bỏ
vốn để đầu tư, liên doanh, liên kết,…nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bất kỳ ở khâu hoạt động nào của doanh nghiệp dù là đầu tư, mua sắm, sản xuất đều cần phải có vốn. Người ta cho rằng vốn, tài chính là huyết mạch của cơ chế doanh nghiệp , mạch máu tài chính mà yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của doanh nghiệp . Một doanh nghiệp có tiềm năng về tài chính lớn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm , hạ giá thành để duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh và củng cố vị trí của mình trên thị trường . Qua đó chứng tỏ vốn, tài chính ngày càng có vị trí then chốt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp như người ta nói " buôn tài không bằng dài vốn".