Thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải Phòng.pdf (Trang 75 - 77)

2. Về những công việc đƣợc giao:

3.1.2.1Thị trường Mỹ

Tuy đây mới chỉ là thị trường mới mở của doanh nghiệp nhưng có rất nhiều triển vọng vì vậy chúng ta cần phải giữu vững và phát triển.

*về hàng nông sản

Đối với thị trường Mỹ: Dự báo cho thấy xuất khẩu rau quả và đặc biệt là trái cây tươi sang thị trường Hoa Kì sẽ tăng mạnh do nhiều loại trái cây đặc trưng của Việt Nam như thanh long, bòn bon, dừa…được thị trường Hoa Kì ưu thích. Rau quả xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì khá đa dạng với nhiều chủng loại loại như dứa, chuối, thanh long, chôm chôm, vú sữa, chanh…; các loại rau xuất khẩu là cải bắp, dưa chuột, hành, đậu, sả, ớt…Những năm gần đây, cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường Mĩ có sự thay đổi: tăng nhập khẩu các sản phẩm rau quả tươi và giảm dần nhập khẩu các sản phẩm rau quả đóng hộp.

*về hàng thủ công mỹ nghệ

Theo thống kê, những năm gần đây Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/ năm hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Hoa kỳ vẫn ở mức rất khiên tốn nhưng đã có sự gia tăng qua các năm. Nếu năm 2005 tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu v ào Hoa kỳ là 1,5% thì đến năm 2010 đã nâng lên thành 3% ( đạt kim ngạch 0,4 tỷ USĐ). Và trong tương lai kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ còn tăng do: Tuy người Mỹ rất ưa chuộng các loại hàng hóa thủ công mỹ nghệ. Nhưng do giá nhân công tại nước này cao nên hầu hết các hàng hóa tiêu dùng là hàng nhập khẩu, hoặc gia công ở nước ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tư của các công ty Hoa Kỳ sau đó nhập khẩu trở lại Hoa Kỳ

*về hàng thủy sản

Hơn một thập kỷ nay, Mỹ ngày càng thể thể hiện là thị trường tiêu thụ thủy sản hàng đầu của ViệtNam. Kinh tế Mỹ phục hồi sớm hơn và rõ rệt hơn so với các nước châu Á, vì vậy sức mua và tiêu thụ thủy sản cũng đang trở lên tích cực hơn: năm 2009, Việt nam xuất gần 123.000 tấn thủy sản sang thị trường Mỹ, trị giá trên 713tr USD; năm 2010 Việt Nam xuất khẩu gần 150.000 tấn trị giá gần 900tr USD.T uy nhiên, do tầm quan trọng của thị trường này, nên mỗi động thái tiêu cực xuất hiện, bất kể từ các nhà NK, các nhà phân phối, bán lẻ hay nhà hàng khách sạn ở đây đều ảnh hưởng mạnh đến tiêu thụ thủy sản của Việt Nam.

Nhưng trên hết và đáng lo ngại nhất vẫn là những chính sách thương mại của chính quyền Mỹ. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước và sự phân biệt đối xử đối với ngành cá tra Việt Nam đã gây thiệt hại cho ngành này từ sản xuất đến chế biến XK. Việc Mỹ đe dọa áp đặt mức thuế Chống bán phá giá cao kỷ lục 130% một cách độc đoán và phi lý mới đây có thể coi như một cú đánh “nốc ao” đối với sản phẩm này của Việt Nam trên thị trường Mỹ, nếu không được ngăn chặn bởi sự liên kết đấu tranh quyết liệt của các DN và tổ chức DN hai phía và sự vận động tích cực ở cấp chính phủ song phương.

Mặc dù còn có nhiều khó khăn từ phía thị trường và từ thực lực sản xuất nguyên liệu, nhưng có thể đánh giá chung, XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong năm các năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt và đạt kết quả cao. Hai mặt hàng

có nhiều hứa hẹn là tôm và cá ngừ, trong khi cá tra vẫn có doanh số cao nhưng còn phụ thuộc nhiều vào quyết định cuối cùng của DOC đối với việc xem xét lại mức thuế Chống bán phá giá đối với cá tra.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH MTV thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hải Phòng.pdf (Trang 75 - 77)