Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.doc (Trang 46 - 49)

2.2.2.3.1. Tổng chi phí

Dựa trên những số liệu về chi phí trong bảng 7 và 8 nêu trên, ta nhận thấy: Tổng chi phí của công ty qua các năm tăng, nhưng tăng không đều. Cụ thể:

- Năm 2008, tổng chi phí tăng mạnh so với năm 2007 với 18,094,080 ngàn đồng, tức tăng 40.68%. Nguyên nhân chi phí tăng cao là do công ty nhập khẩu hàng để phục vụ cho hai đơn hàng lớn trong năm. Mà giá nhập khẩu của các sản phẩm tăng nên sẽ làm tăng giá vốn hàng nhập khẩu, song song với giá vốn hàng hóa là các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa. Đáng kể nhất là là chi phí vận chuyển hàng hóa vì công ty Tân Long chủ yếu nhập khẩu bằng đường hàng không và khi vận chuyển hàng đi các tỉnh xa ngoài thành phố Hồ Chí Minh thì doanh nghiệp phải thuê dịch vụ ngoài từ các công ty dịch vụ. Bên cạnh đó, như đã nêu trên, trong năm 2008 tỉ giá hối đoái tăng khá cao (có thời điểm đạt 17,200 VND/ USD trên thị trường tự do) nên các chi phí để chuẩn bị ngoại tệ và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tăng.

- Năm 2009, tổng chi phí tăng so với năm 2008 với 2,961,736 ngàn đồng, tức tăng 4.73%. Nguyên nhân chi phí tăng chủ yếu do giá vốn nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng khá cao, tiêu biểu như máy gây mê kèm giúp thở giá nhập

khẩu năm 2007 là 25,700USD/1 máy; năm 2008 là 27,020 USD/1 máy, tức tăng 1,320 USD/1 máy; giá năm 30,200 USD/1 máy, tức tăng hơn 3,180USD/1 máy (Xem thêm tại phụ lục 2- Giá nhập khẩu các sản phẩm của

công ty Thương mại và Dịch vụ Kĩ thuật Tân Long giai đoạn 2007- 2009).

Bên cạnh đó, tỉ giá ngoại tệ cũng biến động như đã nêu ở phần trên (có thời điểm tỉ giá vượt mức 19,000 VND/1 USD) nên các chi phí để chuẩn bị ngoại tệ và thanh toán tiền hàng nhập khẩu tiếp tục tăng. Đồng thời, giá cả nhiên liệu tăng mạnh nên chi phí vận tải tăng theo và góp phần làm tăng chi phí trong vận chuyện hàng hóa của công ty.

2.2.2.3.2. Tỉ suất chi phí

Dựa vào những số liệu tại bảng 7 nêu trên, ta thấy tỉ suất chi phí của công ty rất cao và biến động ít qua các năm, cụ thể như sau:

- Năm 2007, tỉ suất chi phí là 96.54%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9654 đồng chi phí.

- Năm 2008, tỉ suất chi phí là 94.97%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9497 đồng chi phí. Và so với năm 2007, tỉ suất chi phí có giảm nhưng không đáng kể. Tỉ suất chi phí giảm vì mức tăng trưởng của chi phí (40.68%) nhỏ hơn mức tăng trưởng của doanh thu (43%), nghĩa là tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng doanh thu.

- Năm 2009, tỉ suất chi phí là 97.35%, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thì công ty phải bỏ ra 0.9735 đồng chi phí. So với năm 2008, tỉ suất chi phí tăng. Nguyên nhân là trong năm 2009 mức tăng trưởng của chi phí (4.73%) cao hơn mức tăng trưởng của doanh thu (2.18%), nghĩa là tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tộc độ tăng của doanh thu.

Tỉ suất chi phí của công ty cao một phần vì tính chất hàng hóa mà công ty kinh doanh. Hàng hóa là trang thiết bị y tế và nhà bếp hiện đại nên khi nhập khẩu chịu sự quản lý khá chặt chẽ của Nhà nước, bên cạnh đó còn phải chịu sự cạnh tranh khá gay gắt từ các đối thủ.

2.2.2.4.1. Tổng lợi nhuận

Từ số liệu trong bảng 7 và 8, kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố cân đối, ta có:

- So với năm 2007, trong năm 2008 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng mạnh, đạt 1,720,426 ngàn đồng, tức tăng 108.1%. Trong đó ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận là doanh thu tăng 19,814,506 ngàn đồng, tức tăng 43%, đồng thời làm tăng 1244.5% lợi nhuận trước thuế. Và ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuận là chi phí tăng 18,094,080 ngàn đồng, tức tăng 40.68%, đồng thời làm giảm 1136.4% lợi nhuận trước thuế. Như vậy, trong năm 2008 tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của công ty tăng.

- So với năm 2008, năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh với 1,524,494 ngàn đồng, tức giảm 46.14%. Trong đó, ảnh hưởng của doanh thu đến lợi nhuận là doanh thu tăng 1,433,242 ngàn đồng, tức tăng 2.18%, đồng thời làm tăng 43.27% lợi nhuận trước thuế. Và ảnh hưởng của chi phí tới lợi nhuận là chi phí tăng 2,961,736 ngàn đồng, tức tăng 4.73%, đồng thời làm giảm 89.41% lợi nhuận trước thuế. Như vậy, trong năm 2009 tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận của công ty giảm.

2.2.2.4.2. Tỉ suất lợi nhuận

Với những số liệu từ bảng 7 và 8, ta có nhận xét về tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí của công ty không cao, cụ thể qua các năm như sau:

- Năm 2007, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 3.46%, tức là có 0.0346 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 3.58%, tức là có 0.0358 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí.

- Năm 2008, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 5.03%, tức là có 0.0503 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 5.29%, tức là có 0.0529 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí. So với năm 2007, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên

chi phí cao hơn. Điều này xảy ra vì so với năm 2007 thì trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận (với mức tăng trưởng 108.1%) cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu (với mức tăng trưởng 43%) và chi phí (với mức tăng trưởng 40.68%). Như vậy, ta có thể nói hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2008 cao hơn hiệu quả kinh doanh năm 2007.

- Năm 2009, Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu chỉ đạt 2.65%, tức là có 0.0265 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng doanh thu. Và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí chỉ đạt 2.72%, tức là có 0.0272 đồng lợi nhuận được tạo ra trên 1 đồng chi phí. So với năm 2008, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí thấp hơn. Điều này xảy ra vì so với năm 2008 thì trong năm 2009 doanh thu và chi phí đều tăng, trong khi đó, lợi nhuận giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng doanh thu (với mức tăng trưởng 2.18%) và chi phí (với mức tăng trưởng 4.73%) dương, trong khi tốc tăng trưởng của lợi nhuận lại âm (với mức tăng trưởng -46.14%. Như vậy, ta có thể nói hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2009 thấp hơn hiệu quả kinh doanh năm 2008 và thấp nhất trong giai đoạn 2007- 2009.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.doc (Trang 46 - 49)