3.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung của công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kĩ Thuật Tân Long là thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể được thể hiện trên mọi mặt từ chính sách sản phẩm đến chính sách giá, chất lượng, hệ thống phân phối, quảng cáo, xúc tiến thương mại…công ty luôn xem trọng yếu tố con người với công tác tuyển dụng, đào tạo, luân chuyển cán bộ cho có hiệu quả, đúng người đúng việc hướng đến sự phát triển bền vững. Công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch phát triển trong những năm tới, với những chỉ tiêu về tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới.
Để đạt được những mục tiêu đó, ngay từ bây giờ công ty cần nỗ lực, hoạch định, xây dựng cho mình những kế hoạch phát triển sản xuất, cạnh tranh mang tính chiến lược.
3.1.2. Phương hướng
- Cung cấp các thiết bị y tế kỹ thuật cao cho các bệnh viện lớn tại các thành phố lớn và mở rộng sang các tỉnh lân cận.
- Làm cho các chủ đầu tư, khách hàng và các nhà quản lý cao cấp của các tập đoàn nhà hàng – khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam biết đến các sản phẩm và dịch vụ của Tân Long, một nhà cung cấp thiết bị cho ngành nhà hàng – khách sạn hàng đầu tại Việt Nam cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
- Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, chủ yếu về lĩnh vực nhà bếp như: máy xay cà phê Cappucino, Espresso, máy xay sinh tố, lò vi ba, lò nướng đa năng, máy làm kem Italy, máy làm đá…những sản phẩm của công ty hầu như được nhập từ nước ngoài về sau đó lắp ráp và chuyển đến tay người tiêu
dùng, đó là những nhãn hiệu nổi tiếng như Scotman, Brass, Bunn…Công ty là nhà phân phối cũng là nhà sản xuất và trực tiếp đưa đến tay người tiêu dùng chứ không qua bất kỳ một đại lý hay cửa hàng nào.
- Đối với một sản phẩm trước khi tung ra thị trường đều phải được qua kiểm tra kỹ càng, chạy thử sau đó mới đem đến tay người tiêu dùng nhằm mục đích loại trừ được những khiếm khuyết ngay từ đầu.
- Công ty Tân Long mong muốn trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết bị phục vụ nhà hàng – khách sạn thì trong những năm tới cần phải mở rộng thị trường, phát huy thế mạnh là nhà cung cấp tốt nhất, sản phẩm phong phú nhất và tư vấn chuyên nghiệp nhất.
3.2. Phân tích mô hình ma trận SWOT3.2.1. Mô hình ma trận SWOT 3.2.1. Mô hình ma trận SWOT
Từ việc phân tích môi trường hoạt động và kết quả, hiệu quả kinh doanh trong chương 2, chúng ta đã xác định được những điểm mạnh, yếu, cũng như cơ hôi và thách thức của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. Dựa vào đó, ta có mô hình phân tích ma trận SWOT nhằm xác định một số chiến lược hoạt động của công ty trong thời gian tới.
SWOT
ĐIỂM MẠNH (S)
S1.Đội ngũ marketing chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên Xuất nhập khẩu được chuyên môn hóa
S2. Có sự hỗ trợ tài chính của Công ty mẹ Charles Wembley Singapore. S3.Cung cấp những sản phẩm chất lượng cao từ những nhà sản xuất có uy tín trên thế giới. ĐIỂM YẾU (W)
W1.Thiếu đội ngũ kĩ thuật viên có trình độ cao. W2.Chưa có website chính
thức để giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty
W3.Hiệu quả kinh doanh chưa cao
W4.Thiếu phương tiện và đội ngũ vận tải.
CƠ HỘI (O)
O1.Thuế nhập khẩu có xu hướng ngày càng giảm. O2.Môi trường kinh doanh
được cải thiện.
O3.Nhu cầu về dịch vụ y tế, du lịch có xu hướng tăng qua các năm.
O4.Thu nhập và mức sống người dân tăng.
O5.Việt Nam có trên 86 triệu dân, đây là lượng khách hàng, khách hàng tiềm năng.
O6.Trình độ nghiên cứu, phát triển công nghệ- kĩ thuật và khoa học ở Việt Nam chưa cao KẾT HỢP SO ° S1,2,3 + O1,2, 3,4,5 Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường. ° S2,3+ O1,2,6
Chiến lược cạnh tranh.
° S2,3 + O6
Chiến lược hội nhập ngược chiều.
° S2,3 + O3, 4, 5
Chiến lược phát triển sản phẩm.
. KẾT HỢP WO
° W 3,4 + O1
Chiến lược giảm chi phí.
° W 2 + O1, 2, 4, 5
Chiến lược xúc tiến thương mại.
THÁCH THỨC (T)
T1.Tỷ giá hối đoái biến động phức tạp.
T2.Cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn;
T3.Nhà nước có chính sách khuyến khích dùng hàng hóa được sản xuất trong nước.
T4.Dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn KẾT HỢP ST ° S1, 2, 3 + T4 Chiến lược mở rộng thị trường ° S2 + T1, 2
Chiến lược cạnh tranh. ° S3 + T2
Chiến lược hội nhập chiều ngang.
° S2, 3 + T3
Chiến lược hội nhập cùng chiều
KẾT HỢP WT
° W1,3 + T1,2,3
Chiến lược thu hẹp hoạt động.
3.2.2. Các chiến lược lựa chọn để thực hiện
- Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường
Mở rộng và phát triển thị trường tại thành phố lớn và một số tỉnh lân cận có tiềm năng phát triển về nhà hàng, khách sạn, khu resort, khu nghĩ dưỡng…Chiến lược này cũng phù hợp với chiến lược phát triển ngành du lịch của Nhà nước.
- Chiến lược phát triển sản phẩm
Với những yêu cầu thay đổi liên tục và những đòi hỏi ngày càng cao hơn trong việc cung cấp các thiết bị nhà bếp hiện đại cho các khách hàng, chiến lược về sản phẩm cần được thể hiện sự thích ứng cao đối với nhu cầu này.
• Về sản phẩm và chất liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về thiết bị nhà bếp, thiết bị y tế.
• Về xây dựng chủng loại (đa dạng hóa sản phẩm).
• Bên cạnh việc phát triển thêm sản phẩm mới, Công ty nên tập trung vào các mặt hàng có chất lượng bằng cách liên kết với các nhà cung cấp có uy tín.
- Chiến lược hội nhập
Công ty có thể sử dụng chiến lược hội nhập cùng chiều (hội nhập với nhà tiêu thụ) và ngược chiều (hội nhập với nhà cung cấp). Chiến lược hội nhập này sẽ bảo đảm nguồn cung hàng hóa cũng như đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
- Chiến lược giảm chi phí
Với chiến lược giảm chi phí, công ty sẽ giảm được tỉ suất chi phí, tăng được tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu, chi phí, tức là tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Chiến lược xúc tiến thương mại
Với chiến lược này, công ty có thể giới thiệu được sản phẩm, quảng bá hình ảnh của công ty đến khách hàng, người tiêu dùng sâu và rộng hơn, từ đó thúc đẩy kinh doanh, mở rộng thị trường.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động 3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động
3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, chủ động, sẵn sàng ngoại tệ để thanh toán cho các lô hàng, thương vụ, đồng thời để đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh,…Nhu cầu về vốn nói chung và nguồn vốn lưu động của công ty là rất lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay các tổ chức tài chính, tín dụng ở Việt Nam rất nhiều và phát triển mạnh nên công ty dễ dàng trong việc vay vốn từ các tổ chức này. Đồng thời, Nhà nước luôn có những chính sách để kiểm soát lãi vay của các tổ chức tài chính này, tạo điều kiện để doanh nghiệp của thể vay vốn để hoạt động kinh doanh.
Vì vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tài chính từ công ty mẹ, công ty Tân Long cần có những giải pháp để có thể huy động đủ nguồn vốn, chủ động cho các hoạt động.
3.3.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp
Xây dựng các dự án ngắn hạn trong năm, kế hoạch phát triển dài hạn, mang tính khả thi trong vòng 3- 5 năm tiếp theo. Công ty cần chứng minh các kế hoạch mang lại hiệu quả cao thì mới có thể thuyết phục và nhận được sự tin tưởng từ các ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng, từ đó dễ dàng huy động được nguồn vốn vay.
Sử dụng hiệu quả vốn vay: Công ty nên sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực thật sự cần thiết như: đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Rút ngắn thời gian thu hồi công nợ: Hiện nay, một số khách hàng của công ty chiếm dụng vốn trong thanh toán tiền hàng trong thời gian dài, việc này đã ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động của công ty. Công ty cần quy định rõ trong hợp đồng với khách hàng về thời gian hoàn thành việc thanh toán tiền hàng trong khoảng thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Mặt khác, công ty cần dựa vào những mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác để đàm phán kéo dài thời hạn thanh toán các
lô hàng nhập khẩu, từ đó tranh thủ và tăng vòng quay của nguồn vốn lưu động để tiến hành các hoạt động kinh doanh.
3.3.2. Giải pháp giảm chi phí biến đổi3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Công ty Tân Long thường nhập khẩu hàng theo điều kiện EXW, đồng thời do tính chất của hàng hóa công ty Tân Long nhập khẩu là các thiết bị y tế và nhà bếp hiện đại nên sử dụng phương thức vận tải bằng đường hàng không để vận chuyển với mức cước phí cao, vì vậy chi phí vận tải chiếm một phần tương đối lớn, khoảng 20- 25% trong giá trị của từng lô hàng.
Bên cạnh đó, tất cả hàng hóa công ty đều nhập về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, sau đó thuê ngoài dịch vụ vận chuyển bằng đường bộ tới khách hàng ở các tỉnh khác. Đây cũng là nhân tố làm tăng chi phí biến đổi của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, công ty cần có các giải pháp để giảm chi phí biến đổi, từ đó giảm tổng chi phí để có thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt với giá cả cạnh tranh.
3.3.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp
- Đàm phán với các nhà cung cấp để có thể nhập khẩu hàng hóa với các điều kiện FOB, CFR, CIF.
- Đàm phán với khách hàng trong nước về thời gian giao hàng lâu hơn, hoặc đàm phán với các nhà cung cấp giao hàng nhanh chóng để doanh nghiệp có thể sử dụng thêm phương thức vận chuyển bằng đường biển với mức cước thấp hơn và chi phí vận tải chỉ chiếm từ 7- 15% giá trị lô hàng (tùy theo số lượng hàng hóa, chặng đường vận chuyển). Bên cạnh đó, công ty có thể đàm phán với công ty cung cấp dịch vụ vận tải để có được mức cước phí tốt hoặc hưởng chiết khấu. Như vậy, chi phí vận tải sẽ được giảm bớt, từ đó sẽ giảm được tổng chi phí kinh doanh.
- Thay vì việc nhập tất cả hàng hóa về các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, đối với các lô hàng lớn cung cấp cho khách hàng ở các tỉnh miền Trung công ty nên sắp xếp nhập khẩu hàng hóa tại cảng lớn ở đây, như cảng Đà Nẵng. Đối
với các lô hàng cung cấp cho khách hàng ở miền Bắc thì nhập về cảng Hải Phòng.
3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Với quan điểm con người là nền tảng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của công ty, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty. Hiện nay, trình độ đội ngũ kĩ sư, kĩ thuật viên của công ty của công ty chưa cao và chưa đồng đều nên cần được đào tạo để nâng cao trình độ trong tư vấn, thiết kế và lắp đặt thiết bị cho khách hàng.
Bên cạnh đó, hiện nay các chi nhánh tại Đà Nẵng và Hà Nội chỉ có nhân viên để giao dịch thủ tục, giấy tờ với các khách hàng trong khu vực nên công ty cần đầu tư thêm nguồn nhân lực về lĩnh vực xuất nhập khẩu cho các chi nhánh để có thể tiến hành nhập khẩu hàng về các cảng thuộc các khu vực đó trong tương lai. Vì vậy, công ty Tân Long nên xây dựng và cũng cố nguồn nhân lực phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm mới, cung cấp những dịch vụ kèm theo sản phẩm chất lượng và phù hợp thị hiếu khách hàng.
3.3.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp
- Xây dựng các chương trình đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên thiết kế, kĩ sư chuyên ngành, công nhân lành nghề,… bằng cách mời các giáo viên chuyên môn từ các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp về tập huấn, đào tạo cho nhân viên công ty.
- Gửi đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế đi đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước để nâng cao tay nghề, đồng thời tạo sự gắn bó, đồng bộ giữa bộ phận thiết kế và bộ phận kinh doanh, marketing để hiểu và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Nguồn kinh phí để thực hiện việc đào tạo có thể được trích ra từ vốn lưu động vay được từ các tổ chức tín dụng.
- Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thu hút nhân tài và có chế độ đãi ngộ hợp lí cho người lao động, tiền lương, thưởng phù hợp, căn cứ theo tình hình lạm phát để họ yên tâm làm việc, đảm bảo năng suất lao động.
3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp
Mặc dù hiện nay công ty đã chỗ đứng khá ổn định tại thị trường phía Nam và miền Trung với lượng khách hàng khá ổn định, tuy nhiên công ty chưa phân phối nhiều tại thị trường miền Bắc. Bên cạnh đó, sự canh trong trong ngành khá gay gắt vì sự phát triển của ngành dịch vu y tế, du lịch. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong nên kinh tế như hiện nay thì việc quảng bá hình ảnh công ty, giới thiệu sản phẩm trên website của công ty là rất cần thiết.
Chính vì vậy công ty cần phải tiến hành liên tục các hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu và bán hàng hóa,cũng như quảng bá hình ảnh của công ty đến khách hàng hiện tại và tiềm năng.
3.3.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp
- Tích cực tham gia các kỳ hội chợ triển lãm. Đối với các sản phẩm công ty cung cấp có các hội chợ triển lãm lớn thường niên về lĩnh vực y tế và du lịch, nhà hàng, khách sạn như: Triển lãm Bệnh viện Quốc tế Việt Nam, triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam và hội chợ triển lãm Quốc tế ngành Khách sạn, nhà hàng, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ,…
- Mở rộng quảng cáo, quảng bá về sản phẩm cũng như hình ảnh của công ty trên các website, tạp chí, báo chuyên ngành về y tế, du lịch, nhà hàng, khách sạn, như website Y khoa Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành (của Bộ Y tế), Tạp chí Du lịch Việt Nam (của Tổng cục Du lịch),…Nội dung quảng cáo cần nêu bật những ưu điểm về năng lực sản xuất, các tiêu chuẩn quốc tế,…mà công ty đã đạt được.
- Xây dựng, hoàn thiện và phát triển website của công ty nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu của công ty với người tiêu dùng cũng như đối tác trong nước và ngoài nước. Sau khi xây dựng, hoàn thiện website, công ty có thể trực tiếp quảng cáo cho sản phẩm của công ty trên đó, như vậy sẽ giúp giảm đáng kể chi phí thuê quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác.
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long
- Công ty nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện website riêng của công ty.