Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Cán cân thanh toán (Trang 33 - 35)

D. Chuyển tiền đơn phương:

3.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu

Chính s ách khuyến khích xuất khẩu nhằm mục đích chuyển dịch chi tiêu nước n goài vào các s ản phẩm trong nước. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu bao gồm: mở rộng t hị trường xuất khẩu, giảm và bỏ thuế xuất khẩu, xóa bỏ hạn

ngạch xuất khẩu, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu…

Tác dụng: t ăng khối lượng nhập khẩu, giảm thâm hụt cán cân thư ơng m ại. Trong t ình hình hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là cách tốt nhất để Việt N am cải thiện cán cân thư ơng mại, đẩy lùi nhập siêu, và có nguồn vốn tr ả nợ nư ớc ngoài. Hơn nữ a, VN vẫn đảm bảo đư ợc mục tiêu cân đối bên trong như tốc độ tăng trưởng kinh tê và giải quyết công ăn việc làm. Trong những năm t ới, Việt Nam cần đảm bảo tốc độ tăng xuất khẩu lớn hơn tốc độ tăng nhập khẩu để có thặng dư cán cân vãng lai trong tương lai thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Biện pháp:

 Tăng cư ờng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và sứ c cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Tập trung các luồng vốn nước n goài vào s ản xuất các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu. Đ ặc biệt chú trọng những ngành nghề có khả năng tăng trưởng ổn định, sử dụng nhiều nguyên liệu và lao động trong nước , đặt yêu cầu nâng cao tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa lên hàng đầu.

 Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, phát triển và đa dạng hóa nhữ ng mặt hàn g chủ lực, chuyển nhanh và mạnh sang phần lớn hàng chế biến, hạn chế tối đa xuất hàng thô và hàng sơ chế. Bên cạnh những m ặt hàng chủ lự c như : dệt m ay, thủy sản, da giày,… cần phát triển những m ặt hàng mới như : phần mềm, cơ k hí, thủ công mỹ nghệ,…

 Chính phủ cần quan tâm phát triển các doanh nghiệp tư nhân có t iềm năng, nhất là các doanh nghiệp có định hư ớng xuất khẩu, về cả nguồn vốn lẫn công nghệ, thị trường,..

 Mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm nhữ ng thị trường tiềm năng mới, hạn chế việc xuất khẩu chủ yếu vào 1 số thị trường trọng điểm.

 Chính phủ cần bổ sung, sử a đổi cơ chế, chính sách, quy định chưa hợp lý; tiếp tục cải cách hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

 Các Bộ ngành phối hợp với hệ thống ngân hàng có phư ơng án hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, tìm và m ở rộng thị trư ờng đầu ra cho s ản phẩm xuất khẩu trong nước bằng các hoạt động xúc tiến thương mại.

 Hàng hóa VN cần nâng cao tính cạnh tranh trên t hị trường nội địa lẫn quốc tế, để người t iêu dùng tin tưởng lâu dài vào hàng hóa VN thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lư ợng sản phẩm, giá cả phù hợp, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm.

 Thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ để dần thay thế hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Cán cân thanh toán (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)