Tỉnh mạch cổ : Dùng để chích một lượng thuốc lớn.

Một phần của tài liệu tài liệu về chăn nuôi bò (Trang 39 - 40)

- Tỉnh mạch tai : Dùng để cấp lượng thuốc nhỏ.

* Dụng cụ:

— Ống tiêm.

_ Kim : 18 hoặc kim 20 đài 4 - 5 cm để chích tỉnh mạch tai

và kim 16 đài 4 - 5 cm để chích tỉnh mạch cổ.

_ Bông gòn.

_ Thuốc sát trùng.

*Thủ thuật :

_ Cho thuốc vào ống tiêm, gắn kim vào và đẩy picton (phần ruột ống tiêm) để tống hết không khí ra ngoài.

_ Dùng cồn 70 độ sát trùng chổ chích, nếu thú lông dầy nên

cắt bớt lông.

_ Dùng tay chận phía hướng về tim để tỉnh mạch nổi rõ lên.

_ Đâm kim vào tỉnh mạch và tiếp tục luồn kim sâu vào lòng tỉnh mạch nhằm tránh phát mạch.

_ Để xác định chắc chắn, rút nhẹ picton về sau, nếu thấy có máu chảy vào ống chích là kim đã vào tỉnh mạch.

_ Thả tay chắn và từ từ bơm thuóc.

_ Sau khi bơm hết thuốc dùng bông gòn có thuốc sát trùng ấn vào chổ chích trước khi rút kim ra và giữ lại ột thời gian để tránh chảy máu.

Cần lưu ý các điểm sau đây :

_ Tránh bọt khí trong ống tim lúc lấy thuốc.

_ Tốc độ bơm thuốc vừa phải.

_ Chỉ có thuốc được phép tiêm tỉnh mạch mới được phép chích

tỉnh mạch.

_ Về cách truyển dịch ở trâu bò nên truyền qua tỉnh mạch cổ, thao tác tương tự chích tỉnh mạch nhưng cần lưu ý đến bọt khí vào ống dẫn thuốc và không nên truyền dịch quá nhanh. Trong lúc truyễển dịch nếu thấy trâu bò khó thở, mệt mỏi, hoảng sợ phải ngưng truyền.

Ở trâu bò chích dưới đa thường được áp dụng để chích các loại

vaccin (thuốc chủng) và các loại thuốc yêu cầu chích dưới da như cafein,

camphorate, Atropin, Strychnin ....

Chọn chổ da mỏng, dùng tay kéo da trên, đâm kim xuyên qua

da và bơm thuốc, kim nên dùng loại dài 4 -5 cm, kích cổ 16 hoặc 18.

Để thuận tiện, hiện nay người ta dùng kim ngắn khoản 1 - 1,5cm chích vào vùng da mỏng như vùng cổ.

4.5-Một số điều cân lưu ý khi tiêm chích cho bò :

_ Dụng cụ tiêm chích phải vô trùng.

_ Thuốc yêu cầu cấp đường nào phải cấp đúng đường đó.

_ Thuốc chích phải trong hạn dùng, không có cặn.

II.MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG CỦA BÒ .

A. BỆNH TRUYỀN NHIỀM.

1- Bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis).

1.1- Đặc điểm:

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi trùng Pasteurlla multocida. Bệnh gây triệu chứng chủ yếu trên đường hô hấp như thở khó,

chảy nước bọt, nước mũi, sưng hạch dưới hàm, làm chết thú rất nhanh. Bệnh

thường phát ra lúc giao mùa và lây lan thành những ổ dịch nhỏ.

1.2-Đường lây truyền:

Pasteurella multocida là vi khuẩn giam âm, thường xuyên có

mặt trong đường hô hấp của trâu, bò khỏe mạnh. Vi khuẩn có thể sống một thời gian ngắn trong phân, đất. Sức để kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt

độ và các thuốc sát trùng thông thường. Vi khuẩn có mặt sẵn trong đường hô hấp, chờ cơ hội thuận tiện sẽ phát bệnh. Sự lây lan chủ yếu là qua đường hô

hấp và đường tiêu hóa.

1.3-Triệu chứng:

Thể cấp tính : Thòi kỳ nung bệnh ngắn (1 - 3 ngày) Khi bệnh

phát ra trâu bò có những triệu chứng chính sau đây :

_ Sốt cao (41 - 42oC)

_ Thở khó.

_ Chảy nhiều nước bọt.

_ Sưng hạch dưới hàm.

_ Chướng hơi ở dạ cỏ.

Thể bán cấp tính : Triệu chứng thể hiện như trên, nhưng không mãnh liệt, bệnh kéo dài trên một tuần, thú kiệt sức rồi chết, có trường hợp

thú khỏi bệnh, nếu sức để kháng tốt.

Một phần của tài liệu tài liệu về chăn nuôi bò (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)