4. Cấu trúc của khóa luận
3.6. Kết luận rút ra từ thực nghiệm
Qua việc tiến hành thực nghiệm sư phạm ta có thể kết luận biện pháp rèn luyện kĩ năng thực hành giải có tính khả thi. Điều đó thể hiện ở kết quả bài làm của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Số em đạt điểm khá giỏi tăng cao hơn, số điểm dưới trung bình giảm xuống ở lớp thực nghiệm.
Từ đó giúp các em có kĩ năng thực hành thành thạo lời giải bài toán về ba đường cônic.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài đã thu được kết quả sau:
Đối chiếu với những mục tiêu và nhiệm vụ mà khóa luận đã đặt ra khóa luận đã tập trung làm sáng tỏ những dạng bài tập và đưa ra biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành giải cho các dạng bài tập về ba đường cônic cho học sinh lớp 10 một cách có hệ thống trên những bài tập từ dễ đến khó, từ bài tập đơn giản đến các bài tập tổng quát của sách giáo khoa và bài tập khó theo các dạng dành cho học sinh giỏi.
Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông trong tỉnh Sơn La. Kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp rèn luyện kỹ năng thực hành giải bài tập về ba đường cônic trong chương trình hình học 10 đã góp phần rèn luyện khả năng tư duy lôgic, vận dụng sáng tạo, thực hành lời giải một cách thành thạo cho các dạng bài tập về ba đường cônic trong chương trình hình học 10, cụ thể là kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Do thời gian có hạn và lần đầu tiên bắt tay vào làm đề tài nên chắc chắn còn nhiều lúc túng và sai sót cần được góp ý, bổ sung. Cũng vì vậy mà tôi nhận thấy cách trình bày những kỹ năng thực hành giải như trên chưa thể kỹ và cụ thể được về bài tập ba đường cônic.
Hướng phát triển của đề tài:
Nếu có điều kiện phát triển đề tài theo tôi nên mở rộng phạm vi thực nghiệm ở nhiều nhà trường phổ thông miền núi hơn nữa để khẳng định chắc chắn hơn về hiệu quả của kỹ năng thực hành lời giải ở trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Văn Các (1992), Từ điển Hán–Việt, NXB giáo dục.
2. Lê Hải Châu, Phạm Văn Hoàn (12-1996), Rèn luyện trí thông minh chohọc sinh qua môn Toán, NCGD.
3. Nguyễn Hữu Châu, Trao đổi về dạy học Toán nhằm nâng cao tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, Thông tin NCGD 55.
4. Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học Toán ở trường THPT, NXB giáo dục.
5. Văn Như Cương (chủ biên) (2005), Hình sơ cấp và thực hành giải toán, NXB Đại học sư phạm.
6. Lê Hồng Đức (chủ biên) (2009), Phương pháp giải toán: Đường thẳng, đường tròn, ba đường cônic, NXB Đại học sư phạm.
7. Nguyễn Mộng Hy (chủ biên) (2010), Sách giáo khoa hình học 10, NXB giáo dục.
8. Nguyễn Mộng Hy (chủ biên) (2010), Bài tập hình học 10 nâng cao, NXB giáo dục.
9. G.Polya, (1976), Giải một bài toán như thế nào, NXB Giáo dục. 10. G.Polya, Sáng tạo toán học (tập 1, 3), NXB giáo dục
11. G.Polya (1976), Toán học và những suy luận có lý, Nhà xuất bản giáo dục. 12. Trần Kiều, Nguyễn Lan Phương, Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Thông tin KHGD 62-97.
13. Nguyễn Bá Kim (1997), Phát triển lí luận dạy học môn Toán tập 1, NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1997), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB giáo dục.
15. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học đại cương môn Toán, NXB Đại học Sư Phạm.
PHỤ LỤC
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG III ( Thời gian làm bài: 45 phút )
Câu 1 : (4 điểm)
Cho elip E có khoảng cách giữa các đường chuẩn là 36, bán kính qua tiêu của
M E là 9,15
a) Viết phương trình chính tắc của E
b) Viết phương trình tiếp tuyến của E tại M
c) Tìm tập hợp những điểm mà từ đó kẻ được 2 tiếp tuyến vuông góc tới E
Câu 2: (4 điểm) Cho hypebol H : 16 2 x - 1 9 2 y
a) Tìm tọa độ đỉnh, tiêu điểm, tiệp cận, đường chuẩn của H
b) Viết phương trình tiếp tuyến của H sao cho tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng:xy60
c) Tìm toạ độ điểm M trên H sao cho tổng khoảng cách từ M đến hai đường tiệm cận là nhỏ nhất
Câu 3: (2 điểm)
Cho parabol P : y2 = 16x
a) Viết phương trình tiếp tuyến của P sao cho tiếp tuyến song song với đường thẳng có phương trình: 3x2y60