IV. CHIẾN LƯỢC VINAMILK
4.4 Nhóm các chiến lược WT
Tiếp tục duy trì các hoạt động như hiện nay, tận dụng khả năng kinh doanh hiện tại của công ty.
Qua xem xét đánh giá các cơ hội, nguy cơ và điểm mạnh, điểm yếu của Vinamilk, nhóm xác định các phương án chiến lược mà Vinamilk có thể theo đuổi như đã trình bày trong phần ma trận SWOT là không loại trừ nhau (ngoại trừ chiến lược WT – giữ nguyên các hoạt động như hiện nay, không đầu tư mới). Các phương án chiến lược phát triển gồm:
Tiếp tục củng cố thương hiệu VNM
Ổn định giá cạnh tranh trên phân khúc hiện tại (đối tượng có thu nhập trung bình và trung bình khá)
Chiến lược nguời dẫn đầu thị phần
Chiến lược tích hợp dọc về phía sau
Chiến lược đầu tư vào thị trường miền Bắc
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
VNM đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu hằng năm tăng 40% nên ngoài phát triển về giá trị thì VNM cần phát triển thị trường:
• Chiến lược tích hợp dọc về phía sau: VNM cần phải chủ động về nguồn nguyên liệu không để phụ thuộc giá cả nguyên liệu để có thể đưa ra giá cả hợp lý. Một khi VNM có thể tự chủ động về nguồn nguyên liệu thì việc sản xuất và định giá sản phẩm sẽ ổn định và thuận lợi hơn. Nên chiến lược tích hợp dọc về phía sau sẽ là lựa chọn tốt cho VNM khi muốn giữ vững tốc độ tăng trưởng và gia tăng lợi nhuận.
• Tiếp tục cũng cố thương hiệu VNM: Việc nâng cao hình ảnh của VNM củng cố thương hiệu và tạo sự trung thành đối với khách hàng. Việc củng cố thương hiệu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho VNM trong việc tung ra các sản phẩm mới thông qua hiệu ứng “nhãn hiệu che chở”.
• Ổn định giá cạnh tranh trên phân khúc hiện tại (đối tượng có thu nhập trung bình và trung bình khá): Hiện nay, dù đã gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình nhưng đa số người dân VN hiện nay cũng có mức thu nhập trung bình và thấp. Thị trường sản phẩm sữa cho những người thu nhập trung bình và thấp còn rất nhiều khoảng trống nên VNM cần giữ giá cả hợp lý để có thể giữa vững thị trường này.
Việc ổn định giá cả sản phẩm chỉ có thể được hỗ trợ từ việc VNM chủ động được nguồn nguyên liệu, nâng cao phương thức sản xuất và quản lý phù hợp để tiết kiệm chi phí tốt nhất.
• Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Hiện tại, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh nên VNM cần có những SP đa dạng để đáp ứng nhu cầu này. Ngoài ra, chiến lược này còn có thể giúp VNM tập trung phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn (phân khúc khách hàng theo thu nhập và theo lứa tuổi). Tất nhiên, việc tung ra các sản phẩm mới cần được nghiên cứu, thăm dò và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sự phù hợp giữa sản phẩm với các đặc điểm của các nhóm khách hàng.
• Chiến lược người dẫn đầu thị phần: Hiện nay thị phần của VNM nhìn chung trong toàn bộ ngành sữa là tốt nhưng ngoài những SP như: kem, sữa chua, sữa đặc, sữa tươi… có thị phần tương đối lớn thì còn một SP như: sữa bột thị phần của VNM còn khá khiêm tốn. VNM cần phải giữ vững hình ảnh dẫn đầu trong ngành sữa của mình ở Việt Nam ở những SP có thị phần lớn như vậy sẽ hỗ trợ cho những SP khác.
• Chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài: Mặc dù, thị trường trong nước còn khá lớn đối với ngành sữa nhưng do những qui định khi VN gia nhập WTO nên sẽ ngày càng thu hút nhiều hơn những nhà sản xuất khác tham gia vào thị trường VN. Việc cạnh tranh đang ngày càng gay gắt hơn, nên việc tìm kiếm thị trường nước ngoài sẽ là lựa chọn tốt cho VNM và việc đầu tư ra nước ngoài có thể giúp cho VNM có thể khai thác các thị trường tiềm năng hơn. Ngoài ra VNM cũng là công ty có tình hình tài chính tốt, có khả năng huy động vốn cao và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình.
• Kết luận:
Nhìn chung các phương án chiến lược được liệt kê ra dựa trên bảng ma trận SWOT thì những chiến lược này đều có sự hỗ trợ cho nhau như để giữ giá bán hợp lý, giữ vị trí dẫn đầu thị phần thì VNM cần chủ động trong nguồn nguyên liệu. Đồng thời khi VNM tiếp
tục củng cố hình ảnh VNM sẽ giúp có thể tăng thị phần…Do đó, những chiến lược được nêu trên sẽ được lựa chọn để áp dụng cho công ty trong giai đoạn 2012-2015.
Tuy nhiên, nguồn lực của công ty cũng cần phải được đánh giá và xem xét lại. VNM cần đánh giá những nguồn lực đang sở hữu để có thể đưa ra những kế hoạch phát triển hợp lý cho từng năm. Kế hoạch phát triển phải giữ cân bằng cho những chiến lược trên.