Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần

Một phần của tài liệu Chiến lược của Công ty Cổ Phần Kinh Đô đến năm 2011.pdf (Trang 46 - 50)

- Một số sản phẩm lỗ nhưng vẫn duy trì, chưa có biện pháp khắc phục như kẹo, bánh Cookies đóng gói dạng ký.

5. Chỉ tiêu liên quan đến cổ phần

Thu nhập trên cổ phiếu Đồng 3.846 4.051 3.920 Giá trị sổ sách của cổ phiếu Đồng 11.147 13.440 20.371

Nhận xét:

- Chỉ số mức động tăng trưởng (bảng 2.4: phân tích một số chi phí và lợi nhuận). Hiện tại Kinh Đô đang ở mức tăng trưởng 15% hàng năm, năm 2006 dự kiến sẽ là

20%, đây là mức tăng trưởng khá tốt so với các đơn vị cùng ngành, điều này nói lên tiềm năng còn tăng trưởng của công ty rất lớn.

- Chỉ số về chi phí quản lý (bảng 2.4: phân tích một số chi phí và lợi nhuận): Tỷ lệ chi phí quản lý Kinh Đô tăng từ 5,5% lên 6,4%, Công ty đang tái cấu trúc bộ máy, đầu tư vào nguồn nhân lực rất lớn để chuẩn bị cho các bước phát triển tiếp theo.

- Mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp : Giá trị tổng tài sản tăng 28% nói lên Công ty đang đầu tư lớn cho năm 2005 chuẩn bị khai thác thị trường cho những năm tiếp theo

- Mức độ gia tăng ngành nghề kinh doanh : Công ty có gia tăng thêm các ngành hàng Solite, mua lại Tribeco, Kido’s, để hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng Kết lun : Dưạ vào những chỉ số trên có thể kết luận Kinh Đô đang ở giai đoạn tăng trưởng, có thể tăng trưởng rất mạnh cho những năm tiếp theo khi Việt nam gia nhập WTO

Một số chỉ tiêu tài chính Công ty đang có xu hướng xấu cần cải tiến :

(*) Đòn bẩy nợ : Tình hình 2005 thì công ty sử dụng đòn bẩy nợ xấu hơn những năm trước, hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng rất ổn định, nên Công ty cần gia tăng việc vay nợ để đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mở rộng các ngành hàng, đầu tư liên doanh hoặc mua lại công ty cùng ngành, đầu tư tài chính. Khi làm những điều trên hiệu quả sẽ làm cho tình hình tài chính công ty tốt hơn và khả năng sử dụng đòn bẩy hiệu quả hơn.

(**) Chỉ số vòng quay tổng tài sản công ty xấu hơn những năm trước. Để cải thiện công ty cần phải tăng doanh thu bằng cách mở rộng thị trường (xuất khẩu, vùng sâu, vùng xa, tăng độ phủ, tăng chương trình quảng bá, khuyến mãi…), công ty cần gia tăng năng suất (nhận gia công...), khi thực hiện những yếu tố này sẽ giúp công ty sử dụng vòng quay tốt hơn.

(***) Chỉ số thu hồi nợ của công ty xấu hơn những năm trước, đang tiềm ẩn khả năng rủi ro về thu hồi nơ. Để cải thiện công ty cần có những chính sách công nợ thắt chặt

hơn (hạn chế công nợ, chiết khấu thanh toán, tiềm khách hàng có tài chính mạnh….) hoặc dùng những công cụ của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro (như: chiết khấu L/C, bao thu hồi nợ….)

(****) Chỉ số ROE của công ty xấu hơn những năm trước, do công ty phát hành thêm cổ phiếu, nhưng lượng tiền dư đầu tư không mang lại hiệu quả cao. Để khắc phục khi công ty phát hành thêm cổ phiếu hoặc gia tăng vốn công ty cần phải chuẩn bị các dự án đầu tư hiệu quả.

Tóm lại những điểm mạnh và điểm yếu chính trong tình hình tài chính của Kinh Đô là:

Đim mnh:

- Cơ cấu tài chính phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của Kinh Đô - Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh tốt

- Khả năng huy động vốn lớn

Đim yếu:

- Tình hình công nợ xấu, đặc biệt là công nợ nước ngoài

- Lượng tiền mặt dư thừa khi phát hành cổ phiếu chưa được sử dụng để đầu tư sinh lời do đó đã làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

2.3.6 Ma trận trận đánh giá môi trường nội bộ

Bảng 2.9: Ma trận IFE của công ty Cổ Phần Kinh Đô

TT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng của các

yếu tố

Phân

loại Sốquan điểm trọng

1 Thực hiện tốt việc quản lý chi phí sản xuất 0.1 3 0.3 2 Chưa sử dụng hết công suất máy sản xuất 0.05 2 0.1 3 Hệ thống kiểm tra chất lượng chuyên nghiệp 0.05 3 0.15 4 Chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của

người tiêu dùng

0.1 3 0.3

5 Hệ thống kênh phân phối rộng 0.1 4 0.4

6 Thương hiệu Kinh Đô được người tiêu dùng, nhà đầu tư tin cậy

0.1 4 0.4

7 Tăng chi phí quản lý nhằm tái tổ chức bộ phận quản

lý 0.1 3 0.3

8 Cơ cấu tổ chức phù hợp với giai đoạn phát triển 0.04 3 0.12

9 Cơ cấu tổ chức chưa gọn nhẹ 0.02 2 0.04

10 Đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm 0.02 3 0.06

11 Vốn luân chuyển nhanh 0.02 3 0.06

12 Tiềm lực tài chính mạnh 0.15 4 0.6

13 Quản lý tốt hệ thống thông tin 0.05 3 0.15 14 Văn hoá quản lý kiểu gia đình làm hạn chế việc phát

huy năng lực của người tài

0.1 1 0.1

Tổng cộng 1 3.08

Nhận xét: điểm yếu quan trọng nhất của công ty đó là văn hoá quản lý kiểu gia đình làm hạn chế việc phát huy năng lực của người tài. Thực vậy, mặc dù công ty đã tổ chức phân cấp, phân quyền rõ ràng nhưng tình trạng báo cáo vượt cấp từ nhân viên báo cáo lên thẳng ông chủ - là ban Tổng Giám Đốc mà không qua cấp quản lý trung gian vẫn thường xuyên xảy ra, đây là nguyên nhân khiến cho nhiều cấp quản lý trung gian có tài không muốn công tác lâu dài. Điểm mạnh nhất của công ty là hệ thống kênh phân phối, thương hiệu và sức mạnh tài chính. Số điểm quan trọng tổng cộng của Kinh Đô là 3.08 cao hơn mức mức trung bình cho thấy công ty mạnh về nội bộ.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Chiến lược của Công ty Cổ Phần Kinh Đô đến năm 2011.pdf (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)