Giải pháp ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Thanh khoản ngân hàng thương mại Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 66 - 67)

Một số giải pháp ngắn hạn để tăng tính thanh khoản NHTM trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra:

Một là, về trung hạn, cách làm có triển vọng nhất là tăng nhanh lãi suất danh nghĩa để hút tiền từ lưu thông. Mọi biện pháp (kể cả mệnh lệnh hành chính như dự trữ bắt buộc hay tín phiếu bắt buộc) cuối cùng đều phải chuyển tín hiệu qua kênh dẫn lãi suất mới tác động được đến thị trường. Do duy trì lãi suất danh nghĩa quá thấp, tổng tiền mặt ngoài ngân hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng phương tiện thanh toán trong nhiều năm qua.

Vấn đề cơ bản để tính toán chính xác lãi suất cân bằng phụ thuộc vào vào độ co giãn của cầu tiền mặt với lãi suất (tăng một phần trăm lãi suất thì sẽ thu được thêm bao nhiêu tiền gửi ngân hàng). Nhưng dường như chưa có một nghiên cứu chính xác về độ co giãn cầu tiền mặt ở Việt Nam. Do không nắm rõ con số này, các ngân hàng và cả NHNN sẽ phải trải qua quá trình “dò đá qua sông”, tăng dần lãi suất huy động để thăm dò thị trường để vừa huy động được vốn trong dân, lại vừa không bị “hớ” vì lãi suất quá cao. Trong quá trình này, tình trạng thiếu thanh khoản vẫn tiếp tục, nhưng sẽ được giải toả dần dần.

Hai là, ngay lúc này cần áp dụng cơ chế đấu giá vốn trên thị trường liên ngân hàng, thay vì đấu thầu theo khối lượng. Như thế mới có thể phân phối thanh khoản đến đúng người cần nhất, mà chi phí không bị đội lên một lần nữa do qua tay một trung gian thắng thầu khác.

Ba là, trong ngắn hạn, việc rút tiền ra phải được chia ra nhiều bước nhỏ (mỗi lần vài nghìn tỉ đồng) và với lãi suất cao hơn. Thanh khoản có thể vẫn bị thiếu cục bộ ở các

ngân hàng, nhưng không trên diện rộng như hiện nay. Như thế, NHNN sẽ không phải tung quá nhiều tiền vào thị trường cùng lúc, mặc dù vẫn phải bơm đều đặn.

Bốn là, tính toán kĩ lộ trình thắt chặt tiền tệ, để không phải thay đổi lộ trình, gây mất lòng tin cho người dân về khả năng kiểm soát lạm phát của NHNN. Giữ kỉ luật tài chính, không tạo niềm tin xấu cho các ngân hàng thương mại về sự nhượng bộ của NHNN mỗi khi các ngân hàng gặp khó khăn.

Năm là, đưa ra cam kết về lạm phát mục tiêu một cách thực tế, và những biện pháp có thể tin cậy về lãi suất nhằm đạt mục đích đó, để định hướng lạm phát kì vọng.

Một phần của tài liệu Thanh khoản ngân hàng thương mại Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)