Giải pháp vĩ mô:

Một phần của tài liệu Thanh khoản ngân hàng thương mại Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 67 - 73)

4.2.1.1. Xây dựng quy định chặt chẽ về việc đảm bảo tính thanh khoản ngân hàng thương mại:

Qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn và công cụ thanh tra:

Chúng ta có thể thấy vai trò của tỷ lệ dự trữ băt buộc, vốn tự có của các ngân hàng để vượt qua cuộc các cuộc khủng hoảng thanh khoản đã qua. Một lượng dữ trữ tương đối sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương không thể để các ngân hàng tự mình thiết lập một tỉ lệ dự trữ của mình. Một qui định tỉ lệ dự trữ sẽ bắt buộc các NHTM dự trữ tài sản thanh khoản phù hợp. Bên cạnh đó, một qui định tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiền gửi sẽ phần nào góp phần đảm khả năng thanh khoản cho NHTM.

Quy định về dự trữ đã được coi là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh. Các quốc gia châu Á và Mỹ la tinh cho thấy việc nâng tỷ lệ dự trữ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì quy mô hệ số nhân tiền trong giai đoạn khó khăn. Tương tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ

thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lượng cung tiền hẹp và lượng cung tiền rộng Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng „yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới mức được phép và không có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt.

Mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì đòi hỏi lượng vốn đệm (capital buffer) càng cao để dự phòng cho các khoản tổn thất. Hệ số an toàn vốn (tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro) phải được xác lập một cách thận trọng và phù hợp, đặc biệt đối với các ngân hàng có chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ số an toàn vốn cần đáp ứng được các qui định tại hiệp định BASEL I hoặc BASEL II: Hệ số vốn cho các ngân hàng hoạt động quốc tế thấp nhất là 4% đối với vốn sơ cấp và 8% đối với tổng vốn (vốn sơ cấp + vốn thứ cấp). Hệ số này được xem như một chuẩn mực chung và được hầu hết các quốc gia áp dụng cho các ngân hàng theo nguyên tắc thống nhất. Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn (CARs) không phải đã giúp ngân hàng bảo vệ ngân hàng phòng tránh hoàn toàn rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tăng cường quản lí chặt chẽ về vốn không chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, cơ cấu vốn mà cả công tác giám sát, quản lí, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng cường mức dự phòng và dự trữ để ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định.

Các quốc gia chưa đủ điều kiện áp dụng hiệp ước BASEL II, cần nghiên cứu và triển khai các bước chuẩn bị để thực thi quy định về vốn của BASEL II. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng tránh các rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời cần thực thi các nguyên tắc thận trọng trong hoạt động nhằm giảm bớt rủi ro đi kèm với các luồng vốn, như sự thay đổi đột ngột củacác luồng vốn, bùng nổ cho vay bởi sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản tiền gửi.v.v..

Trong phần trình bày trên, M & A là một giải pháp hiệu quả để các ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản mà chúng phải đối mặt. Chúng ta nhận thấy rằng, chính sách Ngân hàng trung ương đang áp dụng là hướng đi đúng đắn để phát triển thị trường Việt Nam (qui định về vốn điều lệ 3000 tỉ ). Tuy nhiên chúng ta cần có chính sách để thúc đẩy

tiến trình này diễn ra nhanh hơn trong tương lai. Như: khuyến khích các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ M & A để mở rộng qui mô và hoạt động hiệu quả hơn. Qui mô nhỏ là một điều dễ thấy khi nhìn nhận hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các qui định vốn điều lệ ngày càng tăng, khuyến khích M&A là cách để ngân hàng Việt Nam tiến gần ơn về qui mô cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, cũng như tăng khả năng huy động lượng tiền trôi nổi trong dân và đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nền kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ hô hào thực hiện không chưa đủ. NHTW còn cần những công cụ thanh tra về tình hình thực hiện các qui định đề ra. Như: thường xuyên thanh tra về tình hình dự trữ đảm bảo thanh khoản của các NHTM, giám sát tình hình thực hiện, đồng thời cần có cơ quan tư vấn cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tăng vốn như M&A để đảm bảo tiến độ thực hiện chính sách. Cần thiết thanh tra, giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo tính an toàn thanh khoản của hệ thống.

Tăng cường hệ thống kế toán, công khai thông tin và hoàn thiện cơ chế pháp lý:

Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nước đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhưng hướng dẫn về dự phòng thường không rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hướng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phòng đầy đủ để cho những khoản vay có thể bị tổn thất.

Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng và theo một tiến trình hòa hợp. Những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời. Kinh nghiệm của Newzealand về công khai thông tin ngân hàng cho thấy, công khai thông tin hỗ trợ thanh tra viên ngân hàng trong giám sát tuân thủ, yêu cầu sửa chữa kịp thời sai phạm hoặc báo cáo sai lệch và khởi đầu thủ tục pháp lý chống lại các ngân hàng về việc cung cấp thông

tin sai lệch. Bởi vì chất lượng thông tin giữ vai trò quan trọng nhất, nên để đảm bảo chất lượng thông tin ngân hàng, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (trong nước và với các nước khác). Kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng cũng nên công khai trên các phương tiện truyền thông và kết quả này nếu do các tổ chức xếp loại tín dụng thực hiện thì cần được thẩm định hai năm một lần. Achentina gần đây yêu cầu các ngân hàng phải được xếp loại bởi các cơ quan xếp loại tín dụng độc lập. Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp loại tín dụng, nhưng kết quả xếp loại các ngân hàng do các tổ chức quốc tế độc lập thực hiện sẽ khuyến khích quản trị tốt và kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng cần tập trung vào nâng cao quyền hạn của cơ quan thanh tra theo luật định trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát và hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh như các cơ chế chính sách khuyến khích kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng, quản lý ngân hàng, các chủ nợ và thanh tra viên ngân hàng. Song song với việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng, ngân hàng và thanh tra viên ngân hàng phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình nếu như những cải cách pháp lý loại bỏ những cản trở đối với cầm cố, chuyển nhượng và tịch biên tài sản cầm cố khoản vay.

Những qui định, chính sách cần được ban hàng sớm để các ngân hàng có thể lường trước được những ảnh hưởng bất ngờ của ngân hàng trung ương. Thông tin lãi suất mục tiêu, cũng như các mục tiêu khác ngân hàng trung ương nên công bố trước để các ngân hàng có chính sách điều chỉnh phù hợp.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp.

Thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do

hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.

4.2.1.2. Nâng cao vai trò của Ngân hàng Trung Ương trong việc quản lý điều hành hoạt động hệ thống ngân hàng:

Nâng cao năng lực quản lý điều hành của ngân hàng nhà nước. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

Ngân hàng nhà nước phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các Ngân hàng thương mại đang phải gánh vác.

Ngân hàng trung ương nên hạ thấp lãi suất liên ngân hàng để đối phó với khủng hoảng thanh khoản khi nó xảy ra. Tuy nhiên, cũng cần phải duy trì lãi suất này đủ cao vào thời điểm không có khủng hoảng để tạo động cơ cho các ngân hàng đầu tư đủ vào tài sản thanh khoản.

4.2.1.3. Quản lý và hỗ trợ hoạt động thị trường liên ngân hàng:

Khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, để các ngân hàng thương mại dễ dàng huy động vốn tăng năng lực tài chính.

Tổ chức nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để đưa các công cụ phái sinh vào hoạt động thị trường liên ngân hàng, thị trường vốn để tạo khả năng thanh khoản cao hơn cho các NHTM vượt qua những cú sốc thanh khoản đơn lẻ. Đồng thời, cũng cần xây dựng cơ chế quản lý và thanh tra quá trình sử dụng các công cụ trên của NHTM để giảm tối đa rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng vừa qua.

Những nghiên cứu lý thuyết về trình tự thích hợp của tự do hóa tài chính đề cập tới 3 điểm cơ bản. Thứ nhất, việc gia nhập thị trường của ngân hàng mới hoặc tư nhân hóa những ngân hàng nhà nước là một phần của quá trình tự do hóa tài chính, vì vậy cần đảm bảo có những quy định về chủ sở hữu và bộ máyquản lý mới của những ngân hàng này phải “phù hợp và thích hợp”. Kinh nghiệm của Chi lê những năm 1970 cung cấp câu chuyện mang tính cảnh báo này. Những ngân hàng tư nhân hóa mới đã được bán để mở rộng thành tập đoàn, nhưng với khả năng thanh toán còn hạn chế và thường được sử dụng để tài trợ việc mua bán công ty. Trong quá trình này những chủ ngân hàng mới thường đầu tư vào các hoạt động rủi ro cũng như có vấn đề về tài chính, vì vậy đã những món nợ xấu tăng, phần lớn là của những công ty trong cùng tập đoàn.

Thứ hai, nguồn lực cho hoạt động thanh tra và năng lực của thanh tra ngân hàng cần được củng cố trước khi tự do hóa tài chính. Nguồn lực có thanh tra phải đủ để có thể triển khai các cuộc kiểm tra đúng thời gian với nội dung kiểm tra ngày càng mở. Thiếu nguồn lực kiểm tra cũng là tác nhân góp phần gây ra khủng hoảng tiết kiệm và cho vay tại Mỹ vào năm 1980 (FDIC, 1997). Tuy nhiên, trình độ và kỹ năng của thanh tra viên cũng không kém phần quan trọng. Thanh tra viên cần được đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng để đánh giá chính xác tình hình hoạt động của các ngân hàng, nhất là những hoạt động mới phát sau tự do hóa tài chính. Ngoài ra, cần khuyến khích các cơ quan thanh tra - giám sát thông báo kịp thời các ngân hàng có vấn đề với ngân hàng trung ương, hoặc cơ quan có thẩm quyền, tránh xảy ra hiện tượng rủi ro đạo đức. Theo đó các biện pháp đối phó thích hợp được thực thi nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu những đình trệ không cần thiết về thủ tục hành chính.

Thứ ba, nếu tự do hóa tài chính được quyết định thực hiện trước khi cơ sở pháp lý về thanh tra và điều tiết được nâng cấp, cần phải giới hạn dòng vốn chảy vào hoặc hạn chế việc mở rộng cho vay ngân hàng ít nhất là cho đến khi chất lượng của hệ thống thanh tra bắt kịp với tốc độ của tự do hóa tài chính.

Một phần của tài liệu Thanh khoản ngân hàng thương mại Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.pdf (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)