3.3.3.1 Đối với NHNN
- Đối với NHNN, nên xây dựng các chính sách tiền tệ, lãi suất ổn định tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vấn đề kiểm soát, hạn chế phát cũng là một công việc đòi hỏi NHNN phải tiến hành hiệu quả, giúp cho môi trường kinh doanh của ngân hàng được giảm thiểu bất ổn.
- Nhà nước nên sớm hoàn thiện cơ cấu luật pháp nhằm tạo sự thống nhất về các quy định trong các văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho họat động ngân hàng theo chuẩn quốc tế. Tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam làm quen với hệ thống pháp lý chung trên lĩnh vực tài chính-ngân hàng thế giới để các ngân hàng chủ động hơn trong hội nhập.
- Nhà nước cần tuyên truyền vận động người dân không dùng tiền mặt trong thanh toán để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đồng thời hạn chế tiền mặt trong lưu thông, kiềm chế lạm phát. Có thể thực hiện bằng cách trả lương qua thẻ thanh toán cho các cán bộ - công nhân viên. Việc làm này không những giúp hạn các ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn mà còn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước về nguồn thu nhập của dân cư trong việc đánh thuế thu nhập.
- Bên cạnh đó, nhà nước nên tạo điều kiện cho các NHTM ứng dụng công nghệ hiện đại trên thế giới với chi phí thấp bằng cách Nhà nước hỗ trợ tiếp thu công nghệ kỹ thuật của nước ngoài về Việt Nam để giảm chi phí. Củng cố khả năng cạnh tranh về công nghệ với các ngân hàng nước ngoài trong tương lai.
3.3.3.2 Đối với ABBANK
- Ngân hàng TMCP An Bình – Hội sở chính nên quan tâm đầu tư cơ sở vật
lợi cho hoạt động kinh doanh. Xem xét, sửa đổi về mặt quy chế hoạt động để tạo tính chủ động trong kinh doanh cho các chi nhánh nắm bắt thời cơ kinh doanh.
- ABBANK Thái Nguyên cần quan tâm tăng cường hoạt động marketing, quảng bá, mở các đợt khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Hỗ trợ tài chính đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nhiều hơn nữa đáp ứng nhu cầu hoạt động trong môi trường kinh doanh hiện đại. Kết nối đào tạo nguồn nhân lực mới với các trường đại học, cao đẳng trong vùng về nhu cầu đào tạo.
- Tăng chi phí đầu tư vào hệ thống máy tính, máy ATM nói riêng và hệ thống cơ sở vật chất nói chung, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tốt và khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thuận tiện hơn.
- Luôn đảm bảo quy trình hoạt động cho vay, thực hiện nghiêm túc hoạt động thẩm định nhằm giảm trường hợp nợ quá hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Xu thế của hội nhập, những biến động của nền kinh tế…những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK Thái Nguyên được nêu trên xuất phát từ những thực tại của ABBANK Thái Nguyên bên cạnh những chuyển biến của nền kinh tế trong xu thế hội nhập.
Chương 3 khép lại với những giải pháp nhằm nâng cao năng cao năng lực cạnh tranh của ABBANK trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện thành công những giải pháp này cần có sự đồng tâm hiệp sức của toàn thể cán bộ công nhân viên ABBANK Thái Nguyên bên cạnh đó cần có sự quan tâm sát sao của ban lãnh đạo ABBANK.