- Phương pháp nghiên cứu chung: Bao gồm phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin.
Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp sử dụng để nghiên cứu xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động của nó và trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng đó. Phương pháp này được sử dụng trong đề tài
nhằm phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn những vấn đề chính của đề tài để nghiên cứu, để đạt được những kết quả tốt nhất thì các chỉ tiêu nghiên cứu phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giải thích lẫn nhau.
Phương pháp duy vật lịch sử Mác – LêNin: Là phương pháp dùng để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và giải thích các vấn đề, sự kiện trong quá khứ. Mục đích để nghiên cứu quá trình lịch sử để có những nhận thức và kết luận chính xác sau khi phân tích nguyên nhân, kết quả của vấn đề phân tích và xu hướng ảnh hưởng của sự kiện trong quá khứ đến hoạt động đang diễn ra trong hiện tại, từ đó dự đoán hoạt động trong tương lai.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Phương pháp thống kê kinh tế: là phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp của thống kê. Nội dung là điều tra thu thập tài liệu; tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu; phân tích tài liệu qua phân tích mức độ của hiện tượng; phân tích tình hình biến động và mối liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng.
Phương pháp thu thập và xử lí thông tin:
+ Thu thập thông tin sơ cấp: chủ yếu là tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên tính dụng tại đơn vị nghiên cứu để thu thập thông tin.
+ Thu thập thông tin thứ cấp: là những tài liệu có sẵn có liên quan tới lý luận và thực tiễn của đề tài như báo cáo, tạp chí, sách báo, các kết quả nghiên cứu trước đây. Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng để phân tích về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk. Phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu so sánh phải cùng các điều kiện sau: Thống nhất về nội dung phản ánh, thống nhất về phương pháp tính toán, số liệu thu thập phải cùng một khoảng thời gian tương ứng, các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đại lượng biểu hiện. Nhằm xem xét đánh giá để rút ra kết luận về hiện tượng kinh tế.
Phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh số tuyệt đối: Là biểu hiện quy mô lượng giá trị của một số chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng hiện vật, giá trị… So
sánh số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữa các khoàng thời gian khác nhau để thống nhất được quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
+ So sánh số lượng tương đối: Nó biểu hiện quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tượng nghiên cứu. Số tương đối cho phép phân tích các đặc điểm của hiện tượng trong mối quan hệ so sánh với nhau.