Xu hướng trong tương lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc (Trang 49 - 51)

3. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM

3.1.6.Xu hướng trong tương lai

Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, tổng giám đốc Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), mục tiêu của Co.op Mart là sẽ phát triển đến 100 siêu thị vào năm 2015, nghĩa là mỗi năm Saigon Co.op phải mở mười siêu thị mới.

Theo thống kê của Sở Công thương TP. HCM, hiện thành phố có khoảng 102 siêu thị và 28 trung tâm thương mại, như vậy cơ hội cho các nhà đầu tư là rất lớn.

Cùng với xu thế toàn cầu hoà trong tiến trình hội nhập Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là nơi phát triển mạnh nhất cả kinh tế lẫn văn hoá - xã hội. Nền kinh tế phát triển theo hướng tăng nhanh các ngành dịch vụ cao cấp… Các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới hiện đang có mặt ở châu Á và đang thiết lập mạng lưới kinh doanh tại Việt Nam, sẽ tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực phân phối bán lẻ. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, đặt ra cho Liên hiệp định hướng phát triển như sau: "Khuyếch trương mạnh mẽ thương hiệu SaigonCoop, Coop Mart. Giữ vững vị trí dẫn đầu hoạt động bán lẻ tại Việt Nam với mạng lưới Coop Mart, phát triển cửa hàng Coop rộng rãi trên cơ sở liên kết hợp tác với các HTX và doanh nghiệp khác, phấn đấu trở thành một doanh nghiệp HTX thương mại có tầm cỡ và quy mô quốc gia".

Từ định hướng nói trên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và sự phát triển bền vững của hệ thống, Liên hiệp đề ra các kế hoạch như sau:

- Phát triển nhanh mạng lưới Siêu thị Coop Mart trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố có tiềm năng thuộc vùng kinh tế trọng điểm, tốc độ phát triển kinh tế cao. Phấn đấu đến năm 2015 có 100 siêu thị quy mô từ 500-10.000m2, với nhiều mô hình đa dạng phong phú, hợp tác liên doanh liên kết… Tập trung nghiên cứu và phát triển loại hình đại siêu thị và Trung tâm thương mại, nghiên cứu thử nghiệm hình thức bán hàng của một đơn vị hoặc một công ty tại một vùng (Franchise).

- Thu hút nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến để bảo đảm đổi mới hoạt động kinh doanh và điều hành theo định hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đồng thời

xúc tiến xây dựng trường nghiệp vụ siêu thị để nâng cao chất lượng đào tạo và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ.

- Xây dựng môi trường lao động thân thiện, quan tâm, dùng đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng, thông qua phong trào thi đua gắn kết quả kinh doanh với thu nhập cá nhân, nhằm tạo động lực mạnh mẽ trong tập thể CBNV, thúc đẩy đội ngũ luôn sáng tạo đổi mới và làm việc với năng suất cao. Tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia góp vốn vào công ty cổ phần đầu tư phát triển SaigonCoop nhằm nâng cao trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với sự phát triển lâu dài bền vững của Liên hiệp.

Hệ thống siêu thị Coop Mart được đông đảo người tiêu dùng tin yêu, tín nhiệm và đang từng bước vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong cả nước, đã khẳng định được vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam liên tiếp ba năm liền; nằm trong Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương theo bình chọn của Tạp chí Bán lẻ châu Á. Đây là niềm tự hào của hệ thống siêu thị HTX thành phố Hồ Chí Minh và phong trào HTX Việt Nam. Thời gian tới nỗ lực và thử thách sẽ còn lớn hơn những gì đã trải qua, do đó phải chuẩn bị đối phó với các biến động chưa lường hết trong bối cảnh hộp nhập, đòi hỏi phải chấp nhận quy luật cạnh tranh của thị trường để tiến lên. Dựa trên truyền thống của Đơn vị Anh hùng, Saigon Coop kiên quyết giữ vững là mô hình, là biểu tượng có tính thuyết phục nhất cho sự phát triển phong trào HTX cả nước và phong trào HTX châu Á-Thái Bình Dương.

Đối với của ngành bán bán lẻ

Ban đầu chỉ có vài DN gia nhập thế giới ảo như Sony, Reebok, Nissan… nhưng đến nay đã có rất nhiều hãng áp dụng thành công công nghệ ảo hóa vào kinh doanh bán lẻ, tăng cao lợi nhuận như Sears, Adidas, American Apparel, Apple và Samsung. Tại VN, theo khảo sát của IBM, các hệ thống bán lẻ lớn như Metro CashCary, Big C, Parkson… đã vận hành các giải pháp công nghệ tiến tiến dành cho ngành bán lẻ, còn các DN VN hiện chỉ có một số tiến hành dùng thí điểm. Riêng đối với việc gia nhập kinh doanh trong thế giới ảo thì vẫn còn xa lạ tại thị trường VN.

Cạnh tranh bằng chiến lược linh hoạt

Mở cửa, mỗi DN sẽ có chiến lược kinh doanh riêng của mình để tạo ra nét đặc trưng và thế mạnh cạnh tranh; chiến lược này có thể được điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế của thị trường. Saigon Co.op - Co.opMart tiếp tục đeo đuổi và thực hiện thật tốt phương châm hoạt động: hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần. Là một đơn vị kinh tế hợp tác xã, chúng tôi muốn khẳng định thêm một giá trị với người tiêu dùng đó là Co.opMart luôn là người bạn đồng hành trong những cơn bão giá. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, SaigonCo.op đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015, trong đó kế hoạch từ đây đến hêt 2010 sẽ tập trung vào việc phát triển mạng lưới siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện dụng, đầu tư vào chuỗi cung ứng và hoạt động logistic, mạng điện toán, cấu trúc lại tổ chức bộ máy phù hợp với tình hình mới, tiếp tục thực hiện các hình thức liên doanh liên kết với các DN trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, một trong những điểm yếu nhất của doanh nghiệp trong nước là hệ thống hậu cần (logistic). “Do tính chất mạng lưới siêu thị trải đều ba miền, việc vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong nước khá khó khăn, đặc biệt với nhóm hàng đông lạnh công tác hậu cần kém dẫn đến giá cả đội lên khi về các tỉnh. Trong khi đó, một số doanh nghiệp nhỏ trong quá trình đàm phán về nguồn hàng còn hạn chế vì sản xuất quy mô nhỏ nên khó đảm bảo giá tốt đến tay người tiêu dùng”, ông Hải nói.

Bên cạnh đó, đại diện nhiều siêu thị cũng cho rằng nhiều sản phẩm hàng nội gần như 10 năm vẫn không cải tiến mẫu mã, vỏ chai hay đơn giản là hình ảnh bao bì sản phẩm, trong khi các sản phẩm ngoại nâng cấp hình ảnh hằng ngày, hằng tháng dù thực chất “vẫn là rượu cũ”. Ngoài ra, việc đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua đa dạng hóa sản phẩm cũng là điều doanh nghiệp cần lưu ý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bán lẻ ở Việt Nam.doc (Trang 49 - 51)