6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨ U
1.3.1. Những thành tựu
1.3.1.1. Phá vỡ độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp có hiệu quả cao là những doanh nghiệp đạt được sản lượng tối đa với chi phí đầu vào tối thiểu, là những doanh nghiệp có tinh thần sáng tạo và đổi mới và nhạy bén với những tiến bộ về công nghệ và nhu cầu của thị trường. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu không phá vỡđộc quyền trong kinh doanh thì rất khó giải quyết vấn đề phổ biến là kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp độc quyền. Bởi vậy, chỉ trừ một số ít lĩnh vực, Nhà nước nên khuyến khích cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Cải cách trong lĩnh vực viễn thông ở Trung Quốc đã chứng minh một cách đầy đủ rằng việc phá vỡ độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất - kinh doanh sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế và giảm chi phí sản xuất.
1.3.1.2. Tái cấu trúc các ngành công nghiệp chế biến
Ngoại thương đã đẩy nhanh tái cấu trúc các ngành công nghiệp chế biến. Những ngành công nghiệp có khả năng cạnh tranh truyền thống của Trung Quốc như ngành dệt và may mặc đã có những thay đổi cơ bản về sản xuất và quản lý bằng việc đưa vào vận hành những thiết bị và công nghệ nước ngoài hiện đại, thành lập những liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm của các ngành này không những đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước mà còn phổ dụng ở nước ngoài. Trung Quốc đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc thiết kế và sản xuất các
sản phẩm điện tử công nghệ cao với việc nhập khẩu những thiết bị công nghệ cao cần thiết. Ngành điện tửđã đóng góp vào việc sản xuất và xuất khẩu cao hơn bất cứ ngành nào của Trung Quốc và trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.
1.3.1.3. Phát triển thương mại quốc tế dựa trên lợi thế so sánh
Trong giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các doanh nghiệp Trung Quốc có máy móc thiết bị lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp và yêu cầu thanh toán máy móc, công nghệ nhập khẩu. Mặt khác, Trung Quốc có lợi thế so sánh về lao động dồi dào. Hiểu rõ những lợi thế của mình, Chính phủ Trung Quốc thực hiện chiến dịch thương mại quốc tế bằng cách đổi mới hệ thống quản lý thương mại quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu các sản phẩm đòi hỏi nhiều lao động và công nghệ cao như quần áo, vải, giày, cặp sách và đồ chơi, cùng với việc áp dụng các dây chuyền lắp ráp máy móc cần thiết, phát triển chủ động thương mại gia công tại các khu công nghiệp. Tất cả những yếu tố trên khiến thương mại quốc tế Trung Quốc phát triển nhảy vọt.
1.3.1.4. Đẩy mạnh thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
Một thành tựu nổi bật nhất và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong quá trình mở cửa của Trung Quốc là không ngừng tăng cường sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Đây là yếu tố ngày càng đóng vai trò quan trọng không chỉ với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà còn với việc chuyển giao công nghệ và thông tin quốc tế. Quan trọng hơn, đầu tư nước ngoài giúp Trung Quốc đẩy nhanh quá trình học tập kinh nghiệm. Trong quá trình này, Trung Quốc đã học tập thành tựu khoa học và công nghệ nước ngoài, thu hẹp dần khoảng cách với những nước phát triển, áp dụng nhiều tri thức và kinh nghiệm hữu ích từ những nền kinh tế thị trường phát triển, đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như áp dụng trong tăng trưởng kinh tế trong nước.