Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mạ i

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 79 - 81)

6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨ U

4.5.2. Thúc đẩy công tác xúc tiến thương mạ i

Công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu luôn được các doanh nghiệp chú trọng thực hiện, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Các doanh nghiệp cần tích cực quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp này thông qua dịch vụ thương mại điện tử. Giải pháp này áp dụng cho tất cả 8 ngành công nghiệp chế biến.

Các doanh nghip nên vn dng nhng bin pháp sau:

• Tập trung đầu tư cho công tác thiết kế kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, khả năng tiếp thị bán hàng nhằm tạo ra những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chế biến tinh đểđáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng.

• Thường xuyên tiến hành củng cố và phát triển những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu… Đồng thời cũng phát triển những thị trường mới đầy tiềm năng như Mỹ, châu Phi. Tiến hành các hình thức bán hàng đa dạng, phong phú bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, triển lãm, hội chợ, chào hàng trên Internet. Mặt khác, doanh nghiệp cần tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị.

• Thành lập bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại để khuyếch trương thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với uy tín nhãn mác sản phẩm; thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi và mở rộng quan hệ với cộng đồng thông qua việc tham gia các phiên hội chợ; hình thành hệ thống phân phối trong và ngoài nước nhằm chia sẻ những thông tin về thị trường để từđó hình thành các mối liên kết trong phân phối sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng tranh mua tranh bán lẫn nhau trên thị trường thế giới và giảm rủi ro khi bị các doanh nghiệp trên thị trường nội địa kiện bán phá giá; đẩy mạnh tiếp thị nội địa và quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xây dựng chi tiết chiến lược tiếp thị và cạnh tranh.

• Hình thành mạng lưới xúc tiến thương mại tại những thị trường trọng điểm như EU, Nhật, Mỹ… Hệ thống mạng lưới thương mại cần thiết phải đan xen lẫn nhau, nghĩa là cần chú trọng thiết lập nhiều đầu mối tại một thị trường, đồng thời chú trọng hình thành nhiều đầu mối trên sân nhà của mình, đặc biệt là sử dụng các công ty luật của nước ngoài có mặt tại Việt Nam để tư vấn pháp luật cho hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.pdf (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)