TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG NGHỆ 3D TẠI VIỆT NAM :

Một phần của tài liệu Công nghệ 3D .doc (Trang 44 - 48)

Thiết kế trong lĩnh vực 3D là một mảng của mỹ thuật đa phương tiện, ngành đang được nhận định là “một trong năm nghề “hot” nhất Việt Nam thời kì hội nhập”. Sau nhiều thành công của 2D trên lĩnh vực in ấn, quảng cáo, thiết kế poster…, các ứng dụng của công nghệ 3D trong modeling, hoạt hình, rendering, kỹ xảo, hậu kỳ... đang là bước đột phá mới ở tầm cao hơn của mỹ thuật đa phương tiện.

Thế giới 3D cho phép thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Những hình dung mỹ thuật độc đáo nhất, khác người nhất thông qua những thao tác trên máy đều có thể trở thành những nhân vật, những kiến trúc sống động như thật. Vô hình chung, những người làm 3D đã trở thành những nghệ sĩ đích thực trong chính nghề nghiệp của mình. Thành công kích thích ý tưởng, ý tưởng kích thích sáng tạo, cứ thế, cứ thế, những người làm 3D càng gắn bó với lĩnh vực này thì càng cảm thấy đam mê.

Anh Việt Phương, trưởng nhóm phát triển 3D Hà Nội cho biết:

“Những người tìm đến 3D đều là những người vốn đã có sẵn tình yêu mỹ thuật. Vì thế, mảnh đất 3D không chỉ giúp tình yêu ấy được nuôi dưỡng, phát triển thêm mà còn giúp bạn tiếp cận với rất nhiều công nghệ mới và nhiều phần mềm ứng dụng mới như: 3D max, 3D mayer, UV Layout, Setup Machine, MentalRay, After Effects, Audition, Premiere… Hơn nữa, 3D hiện đang là ngành trẻ nhất nên nó là môi trường cho phép bạn thoải mái học hỏi và làm việc, phát huy hết mình mà không phải suy nghĩ đến vấn đề cạnh tranh nhân lực”.

Không phải ngẫu nhiên mà ngành thiết kế 3D được cả thế giới gọi là “ngành của thời đại”, bởi rõ ràng, nó hội tụ đủ trong mình tất cả những thú vị và hấp dẫn của thời đại mới.

Tuy nhiên, để chinh phục được lĩnh vực này hoàn toàn không phải điều đơn giản. Ông Lương Minh Vỹ, Giám đốc Công ty Cổ phần Đội công nghệ 3D Hà Nội cho biết: “3D là một lĩnh vực mang tính tích hợp cao, đòi hỏi sự phối kết nhuần nhuyễn và hợp lí của cả hai yếu tố nghệ thuật và công nghệ. Chỉ riêng khiếu mỹ thuật thôi sẽ không đủ sức biến ý tưởng thành sản phẩm nếu không có kĩ năng sử dụng phần mềm công nghệ thành thạo. Để hội đủ hai điều này đòi hỏi người muốn gắn bó với 3D phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để nâng cao và hoàn thiện thêm những kĩ năng mình còn thiếu. Có thể nhận thấy tốc độ phát triển rất nhanh, đặc biệt là về mảng công nghệ của ngành này đang khiến nguy cơ bị tụt hậu của bạn trở nên rất lớn. Nếu không đầu tư liên tục cho nghiên cứu và học hỏi, không có tác phong làm việc chuyên nghiệp, không biết đối đầu các xu hướng, bạn sẽ dễ dàng bị đào thải khỏi cuộc chơi”. Có thể nói, 3D là một lĩnh vực hấp dẫn tuy nhiên cũng song hành với không ít những thách thức.

Trong cuốn sách “100 nghề đắt giá nhất thế kỉ XXI” thì có tới 20 nghề thuộc ngành mỹ thuật đa phương tiện, trong đó có lĩnh vực thiết kế 3D. Rõ ràng, đây là một mảnh đất màu mỡ mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ. Nếu bạn có khả năng, có chí tiến thủ, những cơ hội thăng chức là điều hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Từ chỗ tiếp cận đến lúc gắn bó lâu dài với 3D, ban đầu, bạn có thể chỉ là người thiết kế tự do hay trợ lí thiết kế, nhưng sau đó, trong quá trình cố gắng tự hoàn thiện mình, bạn có thể trở thành người quản lí dự án, trở thành nghệ sĩ dựng mô hình 3D, thành chuyên gia chuyển động 3D, nghệ sĩ vẽ Concept, chuyên gia kĩ xảo, biên tập hình ảnh, video, film hoặc cao hơn nữa là trở thành những giám đốc sáng tạo, giám đốc nghệ thuật… Nơi mà các bạn làm việc sẽ là các công ty quảng cáo, truyền thông, PR, nhà máy in, toà soạn báo, các công ty sản xuất game, đài truyền hình…, những địa chỉ đang là “đích đến mơ ước” của nhiều bạn trẻ.

Không những thế, 3D còn là một ngành đang có sức phát triển lớn trên thế giới đem lại thu nhập rất cao. Chỉ riêng tại thị trường Mỹ, doanh số phim hoạt hình 3D đã tăng từ 300 triệu USD năm 1995 lên tới 1,5 tỉ USD năm 2005. Các phim sử dụng kĩ xảo 3D chiếm tới 80% số lượng phim phát hành. Ông Viktor Marangon, Giám đốc Studio của Công ty 3D Bridge cho biết: “Hiện nay, trên thế giới, game và video đang rất được ưa chuộng. Vì thế, thiết kế 3D rất phát triển. Nhu cầu gia công theo các đơn đặt hàng về 3D trở nên lớn. Với lực lượng lao động trẻ và đông, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này nên 3D thế giới đang rất chú ý đến thị trường Việt Nam. Nếu siêng năng, chịu khó, có năng lực và thật sự cầu tiến, những người học 3D Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được đẳng cấp thế giới và có thể tham gia vào nhiều dự án sản xuất phim thế giới”.

Nhận định về tương lai phát triển của 3D Việt Nam, ông Mai Thanh Long, Giám đốc trung tâm Mỹ thuật đa phương tiện FPTArena cho biết:

“Tại Việt Nam, trong lĩnh vực 3D đã xuất hiện nhiều người có tham vọng và có khả năng tài chính để làm nhưng thách thức lớn nhất của thị trường 3D nước ta là thiếu nhân lực trầm trọng và trình độ vẫn còn hạn chế. Hơn nữa,

đề sử dụng 3D. Song trong tương lai khoảng 2 năm nữa, trước nhu cầu phát triển mạnh mẽ của điện ảnh thế giới, Việt Nam sẽ không thể khoanh tay đứng nhìn, tiếp tục sản xuất phim ảnh, quảng cáo bằng công nghệ đã sử dụng từ 30 năm trước”.

Ông Long cho biết thêm, hiện nay, khi giá nhân công ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ tăng cao thì Việt Nam đang là điểm đến của rất nhiều các công ty nước ngoài với những đơn đặt hàng gia công. Trên con đường phát triển của mình, gia công cho thế giới là một bước đi bắt buộc mà 3D Việt Nam phải trải qua. Nhưng chính môi trường này sẽ giúp đội ngũ 3D Việt Nam học tập được các kĩ năng và quan trọng là tác phong làm việc chuyên nghiệp của thế giới, có nhiều kinh nghiệm hơn, tay nghề vững vàng hơn để bước vào thời kì “nở rộ” của 3D Việt Nam trong thời gian tới.

Gần đây, Việt Nam cũng đã áp dụng 3D để sản xuất một số bộ phim như: “Chiếc Bình xanh”, “Những giấc mơ dài”, “Giải cứu thần chết”,…

Tuy nhiên, chất lượng âm thanh, hình ảnh và vấn đề kỹ xảo 3D vẫn còn nhiều hạn chế. Những thiếu hụt đó đang chờ những người thật sự yêu thích 3D cống hiến đam mê và sức lực để khắc phục trong tương lai.

V/ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ 3D Ở VIỆT NAM HIỆN NAY :

Một phần của tài liệu Công nghệ 3D .doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w