Phương pháp tuyển

Một phần của tài liệu CÔNG NGHÊ LÒ ĐỐT RÁC FBE-1000 (Trang 32 - 33)

Trong thực tế tái sinh chất thải rắn công nghiệp người ta sử dụng các phương pháp tuyển khác nhau như: tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện, tuyển nổi và các phương pháp tuyển đặc biệt khác

Tuyển trọng lực: Dùng để phân loại các vật liệu có trong chất thải rắn dựa và khí động lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng. Phương pháp này được sử dụng để phân loại chất thải rắn đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trình tách nghiền thành hai phần riêng biệt: Dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy, nhựa…và dạng có khối lượng riêng nặng như là kim loại, gỗ…Tách các vật liệu nhẹ ra khỏi các vật liệu nặng dưới tác dụng của các dòng khí thổi từ dưới lên, vật liệu nhẹ sẽ được đưa lên trên và vật liệu nặng sẽ rơi xuống dưới và được hứng bởi một băng tải để đưa đến công đoạn xử lý tiếp theo.

Đãi: Đãi là quá trình phân chia hạt khoáng sản theo khối lượng riêng dưới tác dụng tia nước thay đổi theo hướng thẳng đứng, đi qua máy đãi có lưới. Đãi thường áp dụng cho vật liệu đã khử xỉ sơ bộ có độ lớn tối ưu 0.5÷100mm đối với vật liệu không quặng và 0.2÷40mm đối với vật liệu quặng mỏ.

Rửa: Để phá vỡ và loại lớp đất sét, cát và các chất khoáng khác cũng như các tạp chất hữu cơ trong phế thải thường sử dụng quá trình rửa. Tác nhân rửa thường là nước (có thể thêm chất hoạt động bề mặt), hoặc hơi nước quá nhiệt và các dung môi khác nhau.

Tuyển nổi: Trong thực tế chế biến các dạng phế liệu riêng biệt (như xỉ luyện kim, các thành phần bã quặng và không quặng…)người ta áp dụng phương pháp tuyển nổi. Độ lớn của vật liệu được tuyển không lớn hơn quá 0.5mm

Tuyển từ: Kỹ thuật phân loại bằng điện từ trường được thực hiện dựa vào tính chất điện từ khác nhau của các thành phần chất thải rắn. Phương pháp phân loại bằng từ trường được sử dụng phổ biến khi tiến hành tách kim loại màu ra khỏi kim loại đen. Để phân riêng bằng từ trường, vật liệu phải qua xử lý sơ bộ bằng đập, nghiền, sàng khử cặn, nung ủ từ..thường tuyển từ khô các vật liệu có độ lớn 3÷50mm và tuyển từ ướt cho hạt nhỏ hơn 3mm

Tuyển điện: Dựa trên sự khác nhau về tính dẫn điện của vật liệu khi tiếp xúc với bề mặt của điện cực như nhựa và giấy. Theo tính dẫn điện vật liệu được chia thành dẫn điện, bán dẫn, điện môi. Khi tiếp xúc bề mặt của điện cực kim loại tích điện, thì nó sẽ truyền điện tích cho vật liệu. Các hạt dẫn điện được tích điện nhiều nhất sẽ đẩy xa khỏi điện cực, còn cá hạt điện môi giữ nguyên quỹ đạo của mình.

Tuyển trong huyền phù và chất lỏng nặng: Quá trình này là sự phân chia vật liệu theo khối lượng riêng trong trường lực hấp dẫn hay li tâm trong huyền phù hoặc chất lỏng có khối lượng riêng ở giữa các khối lượng riêng của các hạt cần phân chia, huyền phù nặng là các hạt khoáng sản nặng hoặc hợp kim từ có độ phân tán cao lơ lững trong nước – gọi chung là chất làm nặng thường là hợp kim sắt – silic, pirit, FeS2.. các chất lỏng nặng được dùng là dung dịch như CaCl2, ZnCl2, PbCl2…

Một phần của tài liệu CÔNG NGHÊ LÒ ĐỐT RÁC FBE-1000 (Trang 32 - 33)