0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRƯỚC KHI NIÊM YẾT VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU KHI NIÊM YẾT TRÊN TTCK CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD.DOC (Trang 28 -33 )

Số vòng quay các khoản phải thu trong năm 2007 thấp là do Công ty chỉ hoạt động vào 6 tháng cuối năm. Đến năm 2008 và 2009 ta có thể thấy chỉ số này đã tăng lên lần lượt là 3.68 và 3.65 lần, đối với tỷ số trung bình của ngành là 3 lần thì con số này chấp nhận được.

Kỳ thu tiền bình quân trong năm 2007 cao nguyên nhân 1 phần do doanh thu phát sinh vào các tháng cuối năm mà phần lớn khách hàng của Công ty là các DN xây dựng chưa tất toán công trình nên khiến cho các khoản phải thu tăng cao. Qua năm 2008 và 2009 kỳ thu tiền bình quân của Công ty đã được điều chỉnh ổn định từ 99 đến 100 ngày.

Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty được duy trì qua 2 năm 2007 và 2008, dao động tăng từ 2.34 đến 2.77. Sang đến năm 2009 chỉ số này đã tăng đột biến lên 6.42 lần, nguyên nhân chính là do trong năm 2009 Công ty đã có chính sách điều chỉnh lại lượng hàng tồn kho luôn dưới 40% so với tài sản lưu động, để Công ty luôn có được sự chủ động trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ và Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty tăng nhanh trong kỳ, tăng bình quân 120.80% và 65.57% lần lượt cho năm 2007 và 2008. Các chỉ số này tăng nhanh chứng tỏ Công ty đã khai thác rất hiệu quả tài sản hiện có. 2.3.3 - Tình hình nguồn vốn

2.3.3.1 – Khái quát về tình hình nguồn vốn của Công ty

Bất kỳ một DN nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bên cạnh yếu tố về lao động thì cũng cần thêm một yếu tố không thể thiếu nữa đó là nguồn vốn. Đặc biệt đối với DNTM thì vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động của DN. Nếu không có vốn thì hoạt động kinh doanh sẽ thiếu tính liên tục, sẽ bị gián đoạn ở khâu này hay khâu khác kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực về mặt kinh tế cũng như xã hội làm ảnh hưởng đến KQKD của DN. Để biết rõ hơn về tình hình nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD ta phân tích ở Bảng 2.5.

Bảng 2.5 : Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)

Chỉ tiêu

2007 2008 2009 Tốc độ tăng (%)

Giá trị (đồng) cấu

(%) Giá trị (đồng)

Cơ cấu

(%) Giá trị (đồng) cấu(%) 08/07 09/08 BQ Tổng số vốn 24,726,946,612 100 36,941,871,826 100.00 34,719,071,162 100.00 49.40 -6.02 21.69 I. Theo tính Chất - 100 - 100.00 - 100.00 - - - 1. Vốn cố định 10,466,650,878 42.33 10,401,650,878 28.16 10,601,750,000 35.54 -0.62 1.92 0.65 2. Vốn lưu động 14,260,029,574 57.67 26,540,220,948 71.84 24,117,321,162 64.46 86.12 -9.13 34.50 II. Theo NHT - 100 - 100.00 - 100.00 - - - 1. Vốn CSH 11,896,218,832 48.11 14,575,304,247 39.45 15,466,278,736 44.55 22.52 6.11 14.32 2. Nợ phải trả 12,830,727,780 51.89 22,366,567,579 60.55 19,252,792,426 55.45 74.32 -13.92 30.20

Qua Bảng 2.5 ta thấy một cách khái quát nhất nguồn vốn kinh doanh của Công ty qua các năm nghiên cứu. Xét theo tính chất thì nguồn vốn kinh doanh của Công ty được chia thành vốn cố định và vốn lưu động, tỷ lệ vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn (năm 2007 chiếm 57.67%, năm 2008 chiếm 71.84%, đến năm 2009 chiếm 64.46%); tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động này phải cao để thuận lợi trong việc mua bán trao đổi hàng hóa với các khách hàng.

Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn của Công ty được phân thành nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, trong đó nợ phải trả chiếm tỷ lệ lớn hơn so với vốn chủ sở hữu (năm 2007 chiếm 51.89%, năm 2008 chiếm 60.55%, đến năm 2009 chiếm 55.45%) Tốc độ tăng bình quân trong kỳ của nợ phải trả là 30.20% điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Công ty chiếm dụng vốn của các đối tác với giá trị lớn điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của chính Công ty. Tình hình về nguồn vốn cuả Công ty được thể hiện rõ hơn ở Đồ thị 2.2 và Đồ thị 2.3.

Đồ thị 2.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo tính chất

1046714260 14260 10402 26540 10602 24117 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2007 2008 2009 Vốn cố định Vốn lưu động

Đồ thị 2.3: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành 1189612830 14575 22367 15466 19253 0 5000 10000 15000 20000 25000 2007 2008 2009 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Như vậy có thể thấy tổng số vốn của Công ty qua các năm tuy có biến động giảm trong năm 2009 nhưng nó lại đang có xu hướng tăng lên trong năm 2010 (theo thống kê số liệu 6 tháng đầu năm 2010 tổng nguồn vốn của Công ty đã tăng đến 40,687,817,600 đ) và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời tới nữa sau khi Công ty được chấp thuận niêm yết trên TTCK.

2.3.3.2 – Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Công ty

Qua Bảng 2.6 phía dưới ta có thể thấy: Công ty luôn duy trì tỷ số nợ trên 50% nhưng không vượt quá tầm kiểm soát, điều này giúp Công ty luôn chủ động trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Chỉ tiêu doanh thu trên tổng nguồn vốn trong năm 2007 thấp (chỉ đạt 0.66 lần), do Công ty đã không sử dụng hết hiệu quả của nguồn vốn. Sang năm 2008 Công ty đã bắt đầu cơ cấu lại chiến lược kinh doanh, dần khẳng định được chỗ đứng trong ngành VLXD, hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng lên theo doanh thu từng năm, năm 2008 đạt 1.25 lần và năm 2009 đạt 1.75 lần.

Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty luôn đạt ở mức cao(từ 7.95 đến 13.07 lần), chính nhờ đó giúp cho Công ty luôn được bảo vệ trước những biến động của nền kinh tế trong tương lai.

Bảng 2.6 : Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD (2007 – 2009)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ tăng (%)

08/07 09/08 BQ

1. Doanh thu thuần (đ) 16,199,219,014 44,888,766,200 60,815,787,344 177.10 35.48 106.29

2. Tổng tài sản (đ) 24,791,583,160 36,911,677,014 34,654,047,373 48.89 -6.12 21.39

3. Tổng nguồn vốn (đ) 24,726,946,612 36,941,871,826 34,719,071,162 49.40 -6.02 21.69

4. Vốn chủ sử hữu (đ) 11,896,218,832 14,575,304,247 15,466,278,736 22.52 6.11 14.32

5. Nợ phải trả (đ) 12,830,727,780 22,366,567,579 19,252,792,426 74.32 -13.92 30.20

6. Lợi nhuận trước thuế (đ) 1,115,552,812 3,693,662,581 4,738,236,469 231.11 28.28 129.70

7. Lợi nhuận ròng (đ) 1,115,552 812 3,176,549,820 4,229,191,565 184.75 33.14 108.95

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRƯỚC KHI NIÊM YẾT VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU KHI NIÊM YẾT TRÊN TTCK CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD.DOC (Trang 28 -33 )

×