0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Định hướng và giải pháp phát triển sau khi niêm yết trên Thị trường chứng khoán của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRƯỚC KHI NIÊM YẾT VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU KHI NIÊM YẾT TRÊN TTCK CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD.DOC (Trang 49 -51 )

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CTCP SẢN

3.3 Định hướng và giải pháp phát triển sau khi niêm yết trên Thị trường chứng khoán của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD

chứng khoán của CTCP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD

3.3.1 – Tổng quan về TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010

Theo đánh giá của ông Lawrence, tăng trưởng kinh tế Việt Nam là vững chắc. GDP quý I/2010 tăng 5,3%, quý II tăng 6,4%, tốt hơn kỳ vọng; tỷ giá ổn định, lãi suất đang giảm..., các DN sẽ có kết quả hoạt động khả quan, tăng được chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS).Nhờ đó, TTCK sẽ tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm, nhất là khi hệ số P/E đang ở mức thấp và chứng khoán Việt Nam thời gian qua có diễn biến xấu hơn so với nhiều TTCK trên thế giới (chủ yếu là do tâm lý NĐT bi quan). (Trích : “Cơ hội cho TTCK Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010” ; www.vinacorp.vn; 03/06/2010)

Hiện tại tổng số có hơn 500 DN đang niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, con số này đang không ngừng tăng lên, dự theo dự đoán con số này có thể vượt qua 600 DN cho đến cuối năm 2010. Riêng tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, tính đến cuối tháng 6 năm 2010, số lượng

DN niêm yết đã đạt trên 300 DN, tổng giá trị mệnh giá là 44.149 tỷ đồng, gấp 50 lần so với năm 2005.

3.3.2 – Lợi ích và bất lợi khi niêm yết trên TTCK

Sự thành công của việc niêm yết chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: điều kiện chung của nền kinh tế, luật pháp, chính sách... đặc biệt là trạng thái hay xu hướng của TTCK. Khi TTCK đang lên, việc niêm yết rất thuận lợi và giá chứng khoán tăng cao. Ngược lại, trong trường hợp thị trường đang đi xuống, việc niêm yết sẽ gặp những khó khăn nhất định và khả năng DN huy động được vốn qua kênh này trở nên rất khó khăn.

Đôi khi, chính DN chủ động tạm dừng niêm yết để chờ tín hiệu tích cực từ thị trường, thậm chí một số DN đã được cấp phép niêm yết còn chần chừ chưa muốn lên sàn. Theo quy định, trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết, tổ chức niêm yết buộc phải chính thức giao dịch chứng khoán niêm yết.

3.3.2.1 – Lợi ích

 Tiếp cận kênh huy động vốn dài hạn: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên TTCK, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của DN được niêm yết trên thị trường.

 So sánh với việc đi vay ngân hàng với chi phí vốn 14 - 16%/năm (cộng các khoản phụ phí), huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu đối với các DN niêm yết tỏ ra dễ dàng và thuận lợi trong năm 2010. Huy động theo cách này, DN không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêm yết cổ phiếu trên TTCK.

 Tăng uy tín của DN: để được niêm yết chứng khoán, DN phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất - kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức.v.v. Do đó, những DN được niêm yết trên thị trường thường là những DN có hoạt động sản xuất - kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho DN, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRƯỚC KHI NIÊM YẾT VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SAU KHI NIÊM YẾT TRÊN TTCK CỦA CTCP SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VLXD.DOC (Trang 49 -51 )

×