là vấn đề nan giải của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến giá nguyên liệu nhập vào cũng như giá thành sản phẩm.
- Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu: nhập khẩu:
Việt Nam là nước nông nghiệp, sông ngòi chằng chịt và bờ biển dài thuận lợi cho việc đánh bắt thủy hải sản nhưng nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi như: bắp, đậu nành, bột cá không cung cấp đủ nhu cầu sản xuất, do đó gần như nguyên liệu phải nhập khẩu. Điều này đẩy giá thành sản phẩm lên cao do các chi phí nhập khẩu, hải quan, vận chuyển. Vì vậy, nếu quy hoạch vùng trồng nguyên liệu cung cấp chế biến thức ăn chăn nuôi được mở rộng đủ cung cấp nhu cầu trong nước sẽ giảm được chi phí nhập khẩu cho doanh nghiệp đồng nghĩa giảm giá thành sản phẩm giúp nhà chăn nuôi phát triển.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Guyomarc’h - VN được trực tiếp tìm hiểu thị trường cùng các nhân viên quản lý, tôi càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài đòi hỏi phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm hay đầu ra của doanh nghiệp. Sản phẩm tung ra thị trường không phải lúc nào cũng được thị trường chấp nhận, chỉ có những sản phẩm mà “thượng đế” có cầu thì mới chấp nhận. Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp ngày càng phát triển song cũng có những doanh nghiệp chết dần do không đẩy mạnh được việc tiêu thụ, làm nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn hẹp, hạn chế khả năng quay vòng vốn dẫn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thấp và phá sản. Vậy giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Để tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ sản phẩm của mình, một trong các giải pháp được giới thiệu là: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường ; tăng cường hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giữ vững thị trường hiện có phát triển thị trường mới ; đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá thành cạnh tranh hơn, hoàn thiện khâu cung ứng hàng hoá; nâng cao kỹ năng chuyên môn, giải quyết vấn đề của tập thể nhân viên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh đưa doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Đây sẽ là cơ sở để phát triển nền kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình (2008). “Quản lý chuỗi cung ứng”. NXB Tp.HCM 2. Nguyễn Thị Liên Diệp (2008). “Quản trị học”. ĐHKT Tp. HCM
3. Dương Ngọc Dũng (2008). “Chiến lược cạnh tranh”. Theo lý thuyết Michael E. Porter. NXB TP.HCM
4. Phạm Văn Dược (2008). “Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh”. ĐHKT Tp.HCM
5. Trần Thị Ý Nhi, Nguyễn Đình Hòa, Đỗ Thị Thanh Phương (2008). “Giáo trình Quản trị Doanh Nghiệp”. ĐHQG Tp. HCM
6. Ngô Công Thành (2009). “Marketing và quản trị”. NXB Hà Nội
7. Nguyễn Văn Thành (2007). “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty cố phần giấy Hưng Yên”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. http://tailieu.vn
8. Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thi (2009). “Quản trị kênh phân phối”. NXB TP.HCM