THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

1. Thị trường tương lai tại Việt Nam

 Thị trường giao sau ở Việt N am chưa phát triển, chỉ có một số hàng hoá như ngoại tệ, vàng được các N gân hàng thực hiện. Các giao dịch về café, gạo cũng được 1 số nhà kinh doanh thực hiện trên thị trường quốc tế.

 Luật chứng khoán Việt N am cũng đã có quy định về các hình thức giao dịch giao sau, tuy nhiên trên thực tế thì vẫn chưa thể áp dụng vì chưa được hướng dẫn thực hiện cụ thể. Những phương thức này chỉ có thể áp dụng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, pháp lý và phát triển đến một trình độ cao hơn nhiều so với hiện nay.

 M ột số ngân hàng như H SBC, Standard Charter,ABN, Citi …đã có những giao dịch hoán đổi lãi suất lớn, ngoại tệ trên thị trường Việt N am tuy nhiên về các giao dịch giao sau thì vẫn chưa thực hiện được. Ví dụ: H SBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu U SD trên tại trường Việt N am. Theo đó, HSBC sẽ đưa VN D và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá USD/VND

2. Thị trường tương lai cà phê

Trong những năm gần đây, giao dịch hợp đồng tương lai cũng được N hà Nước nghiên cứu và cho áp dụng thí điểm. N ăm 2004, Ngân hàng N hà Nước lần đầu tiên đã cấp cho ngân hàng Việt Nam là N gân Hàng Techcombank được quyền giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Contract) trên thị trường trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài.

Luật Thương Mại ra ngày 14/6/2005, có hiệu lực vào đầu năm 2006, đã cho phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Theo luật: “thương nhân VN được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”. N ghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành. Đ ây là hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt N am mạnh dạn tham gia giao dịch trên LIFFE.

Lần đầu tiên ở nước ta, loại giao dịch hợp đồng tương lai đối với mua bán cà phê được thực hiện vào ngày 6/11/2004 giữa Công ty Đ ầu Tư Xuất Nhập Khẩu Đ ắk Lắk (Inexim D ak Lak) với sàn giao dịch LIFFE (London Internationnal Financial Futures & Options Exchange) thông qua nhà môi giới Techcombank. Từ đó đến nay,

Nh óm 3- Lớp cao học TC NH 1 9A 31 đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện phương thức mua bán này đạt hiệu quả khá cao. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Bình D ương, TP.HCM và Hà Nội. D oanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Tổng số lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức 350.000 tấn cà phê nhân, từ tháng 3 năm 2012, 1 lot = 10 tấn.

Với mục tiêu sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) làm công cụ phòng chống rủi ro (Hedging) để tránh thua thiệt về giá cho thị trường hàng thật, khoảng một nửa sản lượng cà phê nhân Robusta xuất khẩu trong nước đang được xuất khẩu thông qua thị trường giao dịch LIFFE. Có thể nói, đây là thành công bước đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trên đường hội nhập.

Sau thời gian tham gia giao dịch tương lai kết quả đạt được là làm cho thị trường trong nước gần hơn với thị trường quốc tế về giá xuất khẩu, tạo khả năng linh hoạt trong đặt giá, phòng ngừa rủi ro cho hàng tồn kho hay hàng đã chốt giá và tận dụng đòn bẩy tài chính, để kiếm lời.

II. N HỮ NG KHÓ KHĂN VÀ HẠN C HẾ KHI THAM GIA GIAO DỊCH HỢ P Đ ỒN G TƯ ƠN G LAI CỦA CÔ NG TY.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)