DỰ BÁO NHU CẦU CÀ PHÊ CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG CUNG

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

1. Nhu cầu cà phê của thị trường thế giới:

D ường như có một sự đối lập giữa các quốc gia mới nổi và các nước đang phát triển như Brazil, Mexico, Colombia, và Indonesia, nơi mà tiêu thụ cà phê vẫn đang tăng lên.

Có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy việc kinh doanh cà phê đang trải qua những biến động lớn ở nhiều quốc gia châu Âu và Bắc M ỹ. Người tiêu dùng dường như đang thay đổi thói quen dùng cà phê, đôi khi họ chọn cách ít tốn kém hơn như dùng cà phê của các hãng tư nhân, nhà bán lẻ như Costco, Wal M art, Carrefour, hoặc hàng tuần đi đến quán cà phê ít lại.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO ), giai đoạn từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012, nhập khẩu cà phê của các thị trường như Tây Ban Nha, Ý, và Pháp đã giảm so với giai đoạn 2010/11. H iện cà phê A rabica có chứng nhận của ICE đã đạt đến mức cao kỉ lục trong khi cà phê Robusta có chứng nhận của Liffe giảm rất mạnh. Đ iều này cho thấy nhu cầu về cà phê A rabica đang suy yếu và việc phối trộn của các nhà rang xay lớn làm cho cà phê Robusta tăng trưởng.

M ột bức tranh khác được tô vẽ tại các quốc gia sản xuất cà phê truyền thống khắp Trung Mỹ, N am M ỹ và châu Á, nơi lượng tiêu thụ cà phê bùng nổ không chỉ xét về số liệu gia tăng mà cả xu hướng sôi nổi và năng động. Việc tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển nhanh chóng tại các quốc gia như Brazil, Mexico, và Ấ n Đ ộ đã đưa hàng triệu người đến với cà phê trong số các sản phẩm tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người thu nhập cao sẵn lòng mua và thử nếm những trải nghiệm mới. N hững trải nghiệm này khiến họ thích thú hoặc giúp họ cảm thấy cuộc sống tốt đẹp hơn. M ọi người đều hướng đến việc đòi hỏi hàng hóa và những dịch vụ nói chung tốt hơn, và cà phê không là ngoại lệ.

N gười tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm cung cấp cho họ những lợi ích, kỹ thuật, chức năng, hoặc cảm xúc. Với cà phê, người tiêu dùng muốn tìm kiếm một trải nghiệm thú vị, có thể ở tại quán cà p hê hay ở nhà. Các quán cà phê đang nhanh chóng mọc lên khắp Ấ n Độ, Trung Quốc, M exico, El Salvador, và mọi người cảm thấy những nơi này rất thú vị, đặc biệt là những người tiêu dùng thuộc tầng

Nh óm 3- Lớp cao học TC NH 1 9A 28 lớp trung lưu. Trong bầu không khí hấp dẫn của các quán, thanh niên và người lớn có thể tùy chọn những thứ đắt tiền hơn như cà phê espresso, lattes, và machiattos chất lượng cao. Đối với người dùng ở nhà hay văn phòng, máy pha cà phê uống liền như Senseo, Nespresso, Dolce Gusto hiện đang là những thứ đáng mơ ước. Q uả cà phê và viên nang cà phê mang lại cho người dùng một cách trải nghiệm cà phê hoàn toàn mới: chất lượng, tiện lợi, và hiện đại, có thể chia sẻ với bạn bè và gia đình. Những sản phẩm này đại diện cho một làn sóng mới trong việc tiêu dùng cà phê, đó là cuộc sống sang trọng có thể vươn tới được.

N gày càng nhiều người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu có khả năng và ước muốn mua được hàng hóa cao cấp. Cái gọi là người tiêu dùng “sang trọng” muốn có sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với một mức giá vừa p hải. Nhưng họ chỉ mua chúng một khi họ nhận ra lợi ích của hàng giá cao. Điều đó có thể thấy được trong các loại sản phẩm từ sữa chua cho đến bia, từ điện thoại di động cho đến tủ lạnh. Đối với người tiêu dùng, họ luôn có một hay nhiều lý do để cảm thấy sản phẩm họ muốn mua đáng phải trả nhiều tiền hơn. Còn với một số người, có thể đó là đồ dùng công nghệ cao như máy giặt, đối với những người khác có thể đó là một chuyến du lịch nước ngoài, và đối với một số khác nữa thì đó là một cái máy pha cà phê có kiểu dáng hiện đại.

Ở hầu hết các quốc gia sản xuất cà phê, uống cà phê đã trở thành một thói quen truyền thống, một hình thức sinh hoạt gia đình thoải mái. Phong trào “sang trọng” mới mang lại nhiều khả năng cho các doanh nghiệp. K hả năng về một loại hình được xem là phổ biến, có giá cả chênh lệch ít và sự cạnh tranh khốc liệt, có thể mang lại giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp tiêu dùng, sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng cũng như lợi ích từ các chuỗi cửa hàng cà phê.

2. Khả năng cung cấp cà phê của Việt Nam

Theo số liệu thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cà phê của Việt N am đạt 968.390 tấn, trị giá 2.077.852.831 U SD, giảm 23,7% về lượng và giảm 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đ ức vẫn là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2013, với trị giá 269.015.063 U SD , với lượng nhập 130.558 tấn, chiếm 12,9% thị phần. H oa Kỳ là thị trường lớn thứ hai, trị giá 227.837.356 USD, chiếm 10,9% thị phần. Thị trường lớn thứ ba là Tây Ban N ha, trị giá 149.954.833 U SD , với lượng nhập 74.149 tấn cà phê. Ba thị trường lớn trên chiếm 31,1% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

G iá xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2013 đạt 2.145,68 U SD /tấn, tăng khoảng 1,19% so với cùng kỳ năm 2012. G iá trị xuất khẩu sang các thị trường như Nga, A nh, Tây Ban Nha có mức tăng so với năm 2012 tương ứng đạt 12,9%, 6,7% và 2,1%.

Số liệu xuất khẩu cà phê tháng 8 và 8 tháng năm 2013

Nh óm 3- Lớp cao học TC NH 1 9A 29 Thị trường Đ VT Tháng 8/2013 8Tháng/2013

Lượng Trị giá (USD) Lượng Trị giá (USD ) Tổng Tấn 83.661 179.016.498 968.390 2.077.852.831 Đ ức Tấn 9.711 19.490.330 130.558 269.015.063 H oa Kỳ Tấn 5.671 13.656.221 104.266 227.837.356 Tây Ban Nha Tấn 5.762 10.598.284 74.149 149.954.833 Italia Tấn 6.246 12.332.434 62.186 127.573.885 N hật Bản Tấn 8.198 17.327.782 57.964 126.954.425 Bỉ Tấn 2.876 6.496.213 33.229 71.069.236 Trung Q uốc Tấn 3.802 9.385.308 24.922 65.115.827 A nh Tấn 3.209 6.494.733 29.177 64.181.889 N ga Tấn 2.707 6.813.324 25.146 60.156.112 Philippin Tấn 2.588 6.851.782 24.837 58.820.515 Pháp Tấn 3.071 6.125.583 26.344 55.129.480 M êhicô Tấn 6.820 14.144.140 26.438 54.910.528 Ấ n Độ Tấn 2.486 4.716.417 23.609 47.637.046 H àn Quốc Tấn 3.432 7.180.772 21.311 46.299.736 A ngiêri Tấn 1722 3.597.970 16.831 34.755.163 M alaysia Tấn 787 1.930.459 1.296 29.875.599 Indonesia Tấn 10.600 23.164.288 Ô xtraylia Tấn 1013 2.160.394 10.800 22.898.785 H à Lan Tấn 871 1.860.278 9.890 21.872.039 Ixraen Tấn 962 1.949.018 8.101 17.003.153 Thái Lan Tấn 993 2.178.414 7.905 16.945.858 Ba Lan Tấn 119 235.143 7.742 16.499.061 Bồ Đào Nha Tấn 939 2.038.262 7.169 15.305.296 Canađa Tấn 351 785.447 3.747 8.018.309 H y Lạp Tấn 326 652.911 3.758 7.771.841 N am Phi Tấn 557 1.090.300 3.623 7.175.088 A i Cập Tấn 40 88.000 2.326 4.750.831 Đ an Mạch Tấn 168 342.684 1.246 2.584.579 Singapore Tấn 44 156.367 614 1.822.251 Thụy Sỹ Tấn 130 276.048 640 1.411.527

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của cả nước giảm 23%, còn 1,04 triệu tấn.

Nh óm 3- Lớp cao học TC NH 1 9A 30

II. THỰ C TRẠNG THỊ TRƯỜ NG TƯƠ NG LAI NÓ I C HUNG VÀ THỊ TRƯ ỜN G TƯ ƠN G LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊN G TẠI VIỆT N AM

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị rủi ro: Sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro do biến động giá cà phê Công ty Fonexim Hồ Chí Minh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)