Hướng dẫn sử dụng mô hình.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử (Trang 46 - 49)

- Cấu tạo: Kết cấu và hoạt động của cảm biến vị trí cam giống như loại đặt

3.3.4.Hướng dẫn sử dụng mô hình.

d. Bố trí chung trên mô hình

3.3.4.Hướng dẫn sử dụng mô hình.

b1 - Để vận hành mô hình, ta phải đấu nối 2 giắc cắm vào 2 cực của ắc quy (chú ý nối ắc quy phải đúng âm dương, ắc quy phải được nạp đầy)

b2 - Điều chỉnh núm vặn 2 triết áp về vị trí Min

b3 - Bật khóa điện về vị trí khởi động rồi thả tay về vị trí IG

b4- Vặn triết áp điều chỉnh thay đổi tốc độ motor dẫn động bộ đĩa tạo tín hiệu (G) và (NE) rồi quan sát các buzi đánh lửa và các vòi phun nhiên liệu trong các ống đo.

b5- Vặn triết áp điều chỉnh tốc độ của quạt gió để thay đổi lượng gió đi qua cảm biến và quan sát sự làm việc của hệ thống đánh lửa và hệ thống phun xăng.

b6- Kéo cần mở bướm ga để thay đổi tải trọng động cơ và quan sát sự làm việc của hệ thống đánh lửa và hệ thống phunn xăng.

b7- Để đo lượng xăng phun trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó, thì trước khi vận hành mô hình phải kéo các khóa xả xăng ở phía dưới các ống nhựa đong xăng, khi đã khóa hết rồi mới tiến hành cho mô hình làm việc.

b8- Để đánh pan ta lần lượt kéo các công tắc ngắt mạch các cảm biến về vị trí off rồi quan sát hệ thống phun xăng và hệ thống đánh lửa có làm việc hay, hoặc báo lỗi như thế nào.

b9- Khi không sử dụng mô hình thì tắt khóa điện và tháo các cọc ắc quy ra khỏi mô hình, và xả xăng trong các ống đong về bình chứa

Chú ý : do mô hình sử dụng xăng là một chất rất dễ gây cháy nổ nên trước

khi vận hành mô hình cần phải kiểm tra kỹ công tác an toàn về phòng chống cháy nổ, nếu kiểm tra thấy không đảm bảo an toàn về cháy nổ thì tuyệt đối không được vận hành mô hình.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian 15 tuần làm đồ án tốt nghiệp, em cùng nhóm đề tài đã hoàn thành việc “xây dựng mô hình hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử”, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ riêng của đề tài là tìm hiểu lý thuyết về đặc điểm cấu tạo và làm việc của các cảm biến trên hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa điện tử trên ô tô.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài, em đã nắm bắt được một khối lượng lớn kiến thức chuyên ngành, đặc biệt là về hệ thống phun xăng điện tử đa điểm và đánh lửa điện tử trực tiếp. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành xây dựng mô hình đã giúp em hiểu sâu sắc hơn về các kiến thức chuyên nghành đã được học.

Thông qua mô hình, các kiến thức lý thuyết về hệ thống phun xăng và đánh lửa được thể hiện một cách trực quan. Do đó, mô hình của chúng em có thể phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho các sinh viên khoá sau có thể tiếp cận với thực tế ngay trên mô hình.

Do kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đã gặp nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn Cơ khí ô tô trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Hồng Quân và thầy Trương Mạnh Hùng nên chúng em đã hoàn thành được đề tài đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra. Tuy vậy, vẫn tránh khỏi các thiếu sót, em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo đóng góp ý kiến cho em để bổ xung và hoàn thiện kiến thức chuyên ngành của bản thân.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp hệ thống phun xăng và đánh lửa điện tử (Trang 46 - 49)