Cơ hội và thách thức.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ.doc (Trang 49 - 50)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA ICB-CẦN THƠ

4.2.2 Cơ hội và thách thức.

Từ việc phân tích những yếu tố của môi trường kinh doanh bên ngoài, ta có thể rút ra những cơ hội và nguy cơ, thách thức trong hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ. Chính từ việc đánh giá các cơ hội và nguy cơ này sẽ giúp cho ICB-Cần Thơ có kế hoạch chiến lược phù hợp và hữu hiệu nhất.

4.2.2.1 Cơ hội.

-Có môi trường kinh doanh tốt nhờ vào nền kinh tế phát triển, ngày càng nhiều dự án đầu tư tạo ra nhu cầu về tài chính cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ICB-Cần Thơ.

-Mức sống người dân được cải thiện, sự hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng được nâng cao, dân cư thành phố ngày càng tăng,... tạo nên thị trường hoạt động kinh doanh đầy tiềm năng cho ICB-Cần Thơ về nghiệp vụ huy động vốn cũng như nghiệp vụ cho vay. Bên cạnh đó, trình độ dân trí được cải thiện, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn cơ bản cao từ các trường cao đẳng, đại học sẽ tạo nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng tốt cho ICB-Cần Thơ.

-Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, vị trí địa lý thuận lợi, thành phố Cần Thơ ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư với những lĩnh vực đầu tư đa dạng. Từ đó, đối tượng khách hàng của ICB-Cần Thơ được đa dạng hóa, phân tán rủi ro về tính chất khách hàng.

- Công nghệ phát triển tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận với những máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, khả năng quản lý kinh doanh, tạo sự thuận lợi cho khách hàng.

4.2.2.2 Nguy cơ (thách thức).

GVHD: Th.S NGUYỄN HỮU ĐẶNG

-Sau khi hội nhập, nguy cơ cạnh tranh từ các NHTM nước ngoài là rất lớn về nguồn vốn, khả năng quản lý cũng như khoa học kỹ thuật hiện đại.

-Chi phí để áp dụng công nghệ hiện đại còn khá cao so với khả năng tài chính của đa số các NHTM Việt Nam, Đồng thời, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn thấp do trình độ công nghệ của ta còn yếu. Điều này đặt ra nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm tiếp thu công nghệ.

-Các khách hàng của ICB-Cần Thơ là các doanh nghiệp kinh doanh đa dạng về ngành nghề nhưng quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ nên nhu cầu vay vốn và hiệu quả kinh doanh không cao nên dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng chưa được phát huy hết tiềm năng.

-Hệ thống pháp luật, chính sách của ta chưa hoàn thiện, chưa thống nhất và không ổn định, hay thay đổi gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

-Dù sự hiểu biết của người dân về hoạt động ngân hàng đã được cải thiện nhưng do tâm lý, truyền thống tiết kiệm và tiêu dùng của người dân vẫn chưa thay đổi nhiều nên khó khăn cho ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ.doc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w