Thành công và nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM ĐỐI VỚI HND.doc (Trang 40 - 42)

* Thành công.

Qua 2 năm 2009 - 2010, hoạt động tín dụng đối với hộ nông dân của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã tăng trưởng ở mức 15%. Dư nợ năm 2009 là 100.656.142.950 đồng, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 1.975.157.000 đồng, chiếm tỷ lệ 1,96%/ tổng dư nợ. Ước tổng dư nợ đến 31/12/2010 là 121.000.000.000 đồng, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 là 1.290.156.000 chiếm tỷ lệ 1,07%/tổng dư nợ. Trong đó:

- Nhóm III: 767.366.833 đồng, chiếm 0,63%/tổng dư nợ, chiếm 59,48%/tổng dư nợ xấu.

- Nhóm IV: 319.553.126 đồng, chiếm 0,31%/tổng dư nợ, chiếm 24,77%/tổng dư nợ xấu.

- Nhóm V: 202.236.827 đồng, chiếm 0,17%/tổng dư nợ, chiếm 15,68% tổng dư nợ xấu.

- Công tác cho vay hộ nông dân đã giải quyết nhanh hơn, thuận lợi hơn. Hộ nông dân khi cần vốn đã có thể đến ngân hàng để được hướng dẫn vay vốn, từ đó đẩy lùi được tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

- Nông dân, hộ nông dân đã gắn kết với ngân hàng; xã hội hóa hoạt động ngân hàng; đặc biệt là làm chuyển biến hôn nông dân từ tư duy, nếp nghĩ, cách làm ăn tự cung, tự cấp sang hạch toán, tính toán tới hiệu quả và yêu cầu của thị trường, tự mình nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

- Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo đà cho hộ nông dân thoát khỏi đói nghèo và cùng làm xuất hiện nhiều hộ giàu, nhiều ông chủ mới ở nông thôn.

- NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum góp phần làm đổi mới hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương: từ chỗ chủ yếu làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đơn thuần, sang trực tiếp giúp đỡ các hội viên vay vốn, hướng dẫn kỹ thuật làm ăn,…vươn lên thoát khỏi cuộc sống khó khăn, túng thiếu. Vai trò của các đoàn thể được nâng lên, các hội viên gắn bó với tổ chức liên minh công nông ở nông thôn. Không những thế, hoạt động của ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, góp phần hoàn thành được nhiệm vụ chính trị - xã hộ ở địa phương.

- Hoạt động cho vay hộ nông dân đã góp phần thúc đẩy nền công nghiệp địa phương chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa, thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phân công lao động xã hội mới ở nông thôn.

* Nguyên nhân.

- Cơ chế cho vay nông nghiệp nông thôn đã thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn được dễ dàng.

Nghị định 14/CP tạo môi trường pháp lý chính thức đầu tiên cho vay tới hộ sản xuất. Tiếp đến Nghị định 67/TTg ngày 27/03/1999 của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, qui định hộ nông dân vay tới 30 triệu đồng (với điều kiện phải có mô hình nông trang còn không chỉ được vay từ 10 đến 20 triệu đồng) không phải thế chấp đã tạo ra các “bước ngoặc”, đẩy mạnh cho vay vốn ở nông thôn.

Ngày 22/09/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN1 quy định các chủ trang trại vay đến 20 triệu đồng; hoặc vay dưới

50 triệu đồng đối với chủ trang trại vay vốn đếản xuất giống thủy sản không phải thế chấp tài sản.

Áp dụng những qui định về cho vay đó, NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã tăng trưởng được dư nợ, đáp ứng được nhu cầu về vốn của nông dân.

Đặc biệt sau khi có Quyết định 67/TTg đã thúc đẩy xã hội hóa hoạt động ngân hàng, khắc phục được nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng giữa nông dân với ngân hàng.

NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã niêm yết công khai qui trình, qui định về cho vay để “nông dân biết, nông dân làm và nông dân kiểm tra”. Các thủ tục, điều kiện vay vốn,… được nới lỏng, mạng lưới ngân hàng mở rộng đến tận thôn, xã. Chi nhánh đã tích cực triển khai Quyết định 67/TTg sâu rộng đến cơ cở, đến hộ nông dân vay vốn thông qua công tác thông tin tuyên truyền, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp với các ban ngành đưa vốn tín dụng đến nhanh với đồng ruộng, nương rẫy, bản làng.

- NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum đã ký kết văn bản phối hợp liên ngành với hộ nông, hội cựu chiến binh,… mở ra mô hình cho vay qua tổ vay vốn. Chi nhánh đã vận dụng sang tạo, linh hoạt để tạo ra một mạng lưới chân rết rộng rãi, đủ mạnh để giúp ngân hàng từ khâu thẩm tra, giải ngân, kiểm soát việc sử dụng vốn vay, xử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh, thông tin kịp thời các hiện tượng tiêu cực nếu có tới ngân hàng để có biện pháp giải quyết ngay, không để những khiếm khuyết nhỏ trở thành những thiếu sót lớn.

- Chủ trương cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được nhân dân các cấp chính quyền địa phương đồng tình ủng hộ, tạo “năng lượng” cho hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum trong tiến trình đổi mới. Chi nhánh xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường tiêu thụ và cung ứng vốn lâu dài, là khách hàng thủy chung với ngân hàng. Với thị trường to lớn này Chi nhánh đã tạo điều kiện mở rộng mạng lưới, gắn bó với nông dân, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Một nguyên nhân không thể không kể đến đó là sự lãnh đạo và chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum. Là những người lãnh đạo trẻ, nhiệt tình, có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, Ban lãnh đạo đã tập hợp được toàn thể cán bộ nhân viên trong cơ quan thành một khối thống nhất, đoàn kết trên dưới một long, kề vai sát cánh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương cũng như nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH LÊ LỢI TỈNH KON TUM ĐỐI VỚI HND.doc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w