* Đối với Chính phủ, các Bộ, cơ quan ban ngành liên quan:
- Hiện nay ở nông thôn, ngoài các nguồn vốn cho của các chương trình, các đự án, các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế đầu tư vào nông thôn. Các nguồn vốn cho vay trong nông thôn với nhiều tỷ lệ cao nhất là của NHNo. Nên Nhà nước cần có biện pháp hướng dẫn chỉ đạo thống nhất cả về lãi xuất, phương thức cho vay, đầu tư để tiền vốn được thực sự đến tay người nông dân và được đầu tư vào thực tế sản xuất.
- Đề nghị Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các cấp lãnh đạo địa phương cần nhanh chóng đầu tư vào phát triển các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm các cấp, cùng với ngân hàng để hướng dẫn nông dân sử dụng tốt tiền vốn vào việc phát triển sản xuất, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó công nghệ ở nông thôn còn lạc hậu và thay đổi chậm; việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là giải pháp hữu hiệu để từng bước đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ thích hợp. Cần đưa công nghệ sinh học vào nông nghiệp nhất là nhân tạo giống có năng suất cao, nâng cao trình độ cơ khí hóa, điện khí hóa nông nghiệp, chuyển giao công nghệ tiến bộ phù hợp với nông nghiệp.
* Đối với chính quyền địa phương:
Tiếp tục đẩy nhanh tiến bộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở, tạo điều kiện pháp lý để giúp hộ nông dân vay vốn. Có chế độ cụ thể khuyến khích người sử dụng đất đầu tư cải tạo đồng ruộng và tự chuyển đổi tích tụ ruộng.
Tổ chức mạng lưới dịch vụ tiêu thụ nông sản đến từng thôn, xã theo sản phẩm hàng hóa, thực hiện các biện pháp liên kết để mua sản phẩm của nông dân một cách thuận tiện, có lợi cho nông dân, không bắt chẹt nông dân.
- Chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế biến sau thu hoạch, nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích đầu tư sản xuất hàng hóa của hộ nông dân kể cả về số lượng lẫn chất lượng.
* Đối với NHNo & PTNT Việt Nam:
- Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể phương thức cho vay theo hạng mức tín dụng đối với hộ nông dân.
- Việc cho vay vùng sâu, vùng xa thực hiện giãm lãi, đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum có hướng dẫn cụ thể từ đầu năm để các Chi nhánh chủ động thực hiện, đồng thời không ảnh hưởng đến tài chính. Ngoài ra khi cho vay những đôi tượng ở những vùng này ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn: chi phí cho vay cao, rủi ro tín dụng lớn; đặc biệt việc thực hiện chính sách miễn thu lãi đối với hộ nghèo và đồng bào dân tộc, đề nghị NHNo & PTNT tỉnh Kon Tum có chính sách tài chính đối với chi nhánh như: tăng mức khoán đơn giá tiền lương, xem xét không thu phí sử dụng vốn đối với số dư nợ chi nhánh cho vay đối tượng khách hàng trên.
* Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum.
- Mở rộng đa dạng hóa các hình thức vay huy động vốn phù hợp, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện và an toàn. Tổ chức huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư từ nông thôn đến thành thị, từ ít đến nhiều theo phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”. Tư vấn và tuyên truyền cho khách hàng quen dần với việc có tài khoản ở ngân hàng.
- Xác định khách hàng là hộ sản xuất, cá thể là khách hàng chính và thường xuyên. Phấn đấu thực hiện đầu tư tín dụng đến 100% hộ sản xuất có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn ngân hàng. Xác định hộ nông dân là khách hàng truyền thống, là người bạn đồng hành trong quá trình cùng đi lên và phát triển.
- Bám sát Nghị quyết, chương trình mục tiêu của địa phương, của ngành để đầu tư tín dụng đúng hướng mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Xác định đầu tư trọng điểm, đối tượng đầu tư chủ lực để tập trung năng lực mở rộng tín dụng.
- Kết hợp tốt chức năng kinh doanh và chức năng dịch vụ , phục vụ phát triển kinh tế xã hội nhưng phải có hiệu quả tài chính, bù đắp đủ chi phí và đủ lương cho người lao động. Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, phối hợp với các đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, giáo dục cán bộ công nhân viên trong chi nhánh.
- Thường xuyên tổ chức làm tốt phân tích nợ, phân loại khách hàng, đối với khách hàng truyền thống. Nắm vững hồ sơ kinh tế, xã hội địa phương để đề ra kế hoạch, mục tiêu phấn đấu thực hiện.
- Giáo dục nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức phẩm chất người cán bộ ngân hàng, đặc biệt cán bộ tín dụng. Xử lý nghiêm túc các cán bộ vi phạm kỷ luật, vi phạm quy chế và lợi dụng cho vay thu nợ, vi phạm tác phong lề lối làm việc, thái độ phục vụ khách hàng. Nghiêm cấm cán bộ ngân hàng nhận bồi dưỡng dưới mọi hình thức, vay ké khách hàng, giải quyết cho vay chậm. Phối hợp tốt với địa phương và khách hàng vay vốn để quản lý cán bộ, thường xuyên lấy ý kiến đóng góp (trực tiếp và qua thư góp ý) của nhân dân, đoàn thể và chính quyền địa phương, khách hàng vay vốn để quản lý, nâng cao trách nhiệm cán bộ. Tổ chức giao khoán công việc cụ thể, gắn liền với cơ chế tiền lương để nâng cao chất lượng công việc từng cán bộ. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bắt buộc thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng hàng năm để tăng cường công tác quản lý.
Bắt buộc từng cán bộ ghi phải có chương trình làm việc hàng quý, 6 tháng, năm với đơn vị để đánh giá công tác, rút kinh nghiệm, khuyến khích thi đua khen thưởng và xếp loại lao động hàng tháng – quý – năm.
Tập trung giải quyết nợ tồn đọng, kiên quyết phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng, đoàn thể để giải quyết các trường hợp nợ dây dưa, trốn tránh trách nhiệm trả nợ, làm lành mạnh môi trường tín dụng, từng bước mở rộng cho vay đến các hộ khác.
Đối với nợ tồn đọng khó đòi (do những năm trước đây – từ 1993 đến nay, cho vay tín chấp thông qua tổ liên danh) tại địa bàn các xã Iachim, ChưHreng, ĐăkRơVa, ĐăkNăng để thu được nợ thật sự rất khó khăn, vì số nợ trên đây chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, chi nhánh đã phối hợp với chính quyền địa phương, đã khởi kiện ra tòa, nhưng để thu hồi không thể xử lý ngay được. Chi nhánh đề nghị NHNo tỉnh Kon Tum xem xét cho phép chi nhánh (chi nhánh sẽ có tờ trình) thu nợ gốc trước, lãi sau đối với các khoản nợ tồn đọng khó đòi của đồng bào dân tộc thiểu số với hình thức trình theo danh sách, từng trường hợp cụ thể kèm theo danh sách đã được duyệt trước về việc thu nợ gốc trước, lãi sau theo đúng quy định.
KẾT LUẬN
Với tên gọi, chức năng mạng lưới rộng khắp thành thị tới nông thôn, từ ngày thành lập đến nay, NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum đã và đang là chi nhánh NHTM Nhà Nước gắn bó nhất đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
Đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay là con đường hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn đặt ra đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường. Muốn giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì việc đầu tư của ngành ngân hàng cần phải có sự phối hợp giải quyết đồng bộ của các ngành và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước về các vấn đề như : giá bảo hộ đối với nông sản phẩm chủ yếu, thành lập quỹ điều tiết rủi ro, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải, xóa bỏ sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, phát triển khoa học kỹ thuật (đặt biệt là phổ cập khoa học kỹ thuật nông nghiệp)…, có như vậy thì việc mở rộng đầu tư tín dụng phục vụ nông nghiệp của NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum nói riêng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn mới mang lại những thành quả thiết thực.
Để khẳng định vị thế của NHNo & PTNT tại địa phương, NHNo & PTNT Chi nhánh Lê Lợi Tỉnh Kon Tum ngay từ buổi đầu thành lập đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, từng bước ổn định và ngày càng phát triển. Với hơn mười năm trưởng thành, Chi nhánh đã ghi dấu một chặng đường gắn bó cùng sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh nhà, thực sự là người bạn đồng hành với nông dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum năm 2009 – 2010.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum năm 2009 và năm 2010.
- Cẩm nang tín dụng.
- Lịch sử ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lê Lợi tỉnh Kon Tum.
- Tạp chí ngân hàng.
- Tạp chí thông tin ngân hàng nông nghiệp. - Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ.
- Giáo trình phân tích tín dụng và cho vay Ths. Nguyễn Ngọc Anh
- Giáo trình quản trị ngân hàng II PGS.TS Lâm Chí Dũng