Tình hình chuyểndịch cơ cấu nông nghiệp Vĩnh Lon g( giai đọan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long.pdf (Trang 26)

GIAI ĐON 2001 – 2007:

Cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, những năm qua Vĩnh Long thực hiện sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá các sản phẩm nông nghiệp luôn biến động thiếu ổn

định, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực không đồng đều,…nhưng nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Long đã đạt được bước phát triển đáng kể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Long đang khởi sắc. Cơ cấu giá trị nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp qua các năm giảm. Trong đó, nông nghiệp năm 2001 là 94,82 %, năm 2007 là 82,42 %; ngư nghiệp năm 2001 là 4,2 %, năm 2007 là 16,78 % tỉ trọng ngành ngư nghiệp tăng mạnh đặc biệt nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh.

Bng 6: CƠ CU GIÁ TR NÔNG - LÂM - NGƯ GIAI ĐON 2001 - 2007.

Nguồn: SNN&PTNT Vĩnh Long. Cơ cấu (%) Năm

Nông Nghiệp Lâm Nghiệp Ngư Nghiệp Năm 2001 94,82 0,98 4,2 Năm 2002 94,55 0,88 4,57 Năm 2003 93,63 0,89 5,49 Năm 2004 91,52 0,84 7,63 Năm 2005 89,89 0,95 9,16 Năm 2006 87,44 0,96 11,6 Năm 2007 82,42 0,8 16,78 Tỉ lệ chuyển dịch cơ cấu (%) -12,4 -0,18 +12,58

Biểu đồ 5: Cơ cấu giá trị nông - lâm - ngư của tỉnh năm 2007. 82.42% 0.80% 16.78% Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngư nghiệp 4.2.1 Ni b ngành nông nghip:

Nông nghiệp Vĩnh Long giai đoạn 2001 – 2007, trồng trọt vẫn chiếm tỉ

trọng cao nhất, kếđến là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, trồng trọt có xu hướng giảm ở giai đoạn 2001 – 2005, nhưng năm 2006, 2007 lại có xu hướng gia tăng nên tốc độ tăng trưởng giá trị ngành trồng trọt giai đoạn này tăng khá 13,79%, chăn nuôi là 12,96%.

Bng 7: CƠ CU GIÁ TR NI B NGÀNH NÔNG NGHIP GIAI ĐON 2001 - 2007. Cơ cấu (%) Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Năm 2001 73,87 22,6 3,53 Năm 2002 71,73 25,33 3,3 Năm 2003 71,28 25,5 3,22 Năm 2004 71,55 25.41 3,04 Năm 2005 72,88 24,02 3,1 Năm 2006 77,81 18,63 3,57 Năm 2007 74,37 21,78 3,86 Tỉ lệ chuyển dịch(%) +0,5 -0,82 +0,33 Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân(%) +13,79 +12,96 +15,33

GVHD: Trương Chí Tiến 28 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

4.2.1.1 Ni b ngành trng trt:

Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong

đó chủ yếu là cây lương thực mà cây lúa giữ vị trí số 1, kếđến là cây lâu năm chủ

yếu là cây ăn trái, sau cùng là rau đậu, gia vị. Tuy nhiên trong giai đoạn này cây lương thực có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, cây lâu năm có tốc độ tăng trưởng khá đặc biệt trong giai đoạn này cây màu phát triển rất mạnh do áp dụng nhiều biện pháp chuyển đổi canh tác. Năm 2007, giá trị ngành trồng trọt của tỉnh là 7.782.965 triệu đồng, trong đó cây lương thực là 5.787.938 triệu đồng, cây lâu năm là 2.198.710 triệu đồng, rau đậu các loại là 716.927 triệu đồng (giá hiện hành) Bng 8: CƠ CU GIÁ TR NI B NGÀNH TRNG TRT GIAI ĐON 2001 - 2007. Cơ cấu (%) Năm Cây lương thực

Cây lâu năm Rau màu Khác

Năm 2001 55,61 30,34 5,01 8,04 Năm 2002 57,27 28,65 5,71 8,37 Năm 2003 53,77 30,96 7,35 7,93 Năm 2004 51,94 32,79 6,12 9,15 Năm 2005 49,33 37,20 13,42 0,05 Năm 2006 45,40 38,15 16,45 _ Năm 2007 42,12 38,35 19,55 _ Tỉ lệ chuyển dịch (%) -13,49 +8,01 +14,54 _ Tốc độ tăng trưởng giá trị bình quân (%) +8,43 +15,48 +32,31 _

Biểu đồ 6: Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt của tỉnh năm 2007. 42.12% 38.35% 19.55% Cây lương thực Cây lâu năm Rau màu

a) Cây lương thc: có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất (+8,43%) do trong những năm qua diện tích trồng lúa đều giảm (phụ lục 4). Cây lúa được gieo trồng từ 3 vụ mùa chính là đông xuân, hè thu và thu đông. Trong những năm qua nhờ chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ và

được sự trợ giúp của các cấp ngành về máy móc, thuốc bảo vệ thực vật và các chương trình khuyến nông nên nông dân đã tích góp được nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa, năng suất qua các năm đều tăng. Tuy nhiên sâu bệnh trên cây lúa vẫn còn là nỗi lo của bà con, nhất là trong 2 năm 2006, 2007, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, rầy nâu để lại di chứng nặng nề. Giảm diện tích lúa vụ 3 là kết quả của sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp chính quyền, vận động của các đoàn thể và thực tiễn nhiều năm về sâu bệnh của vụ lúa sau. Giảm diện tích gieo trồng đi đôi với tăng năng suất lúa trong điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sâu bệnh phá hoại là sự

nỗ lực vượt bậc của người sản xuất. Đồng thời ngành nông nghiệp và các cấp chính quyền đã thực hiện khá tốt việc tuyên truyền vận động nông dân làm đất kỹ

trước khi gieo sạ, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ, đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, kiểm soát chặt chẽ sâu bệnh,…

Giá lúa trong những năm qua tuy có gia tăng nhưng không ồn định, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu phục vụ

sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thực tế

của người trồng lúa là thấp. Trong những tháng đầu của năm 2008 này, nông dân

GVHD: Trương Chí Tiến 30 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

trúng giá. Năng suất lúa vụ này đạt bình quân từ 7 – 7,5 tấn/ha, điều mà nông dân phấn khởi hơn là giá lúa tăng rất cao và gần như tăng hằng ngày, đây là tín hiệu

đáng mừng cho người trồng lúa. Tuy nhiên, để năng suất lúa tăng cao, giá lúa ổn

định thì cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan để thu nhập của nông dân trồng lúa khá hơn.

b) Cây lâu năm: trong những năm qua tốc độ tăng trưởng khá (+15,48%), chủ yếu là cây ăn trái. Có thể nói cây ăn trái là cây có vị trí quan trọng đứng thứ

hai sau cây lúa ở Vĩnh Long.

Giai đoạn 2001 – 2004, cơ cấu giá trị gia tăng của cây ăn trái trong tổng giá trị tăng thêm của ngành trồng trọt đã tăng 4,57% trong khi so với cây lúa giai

đoạn này có tỉ lệ chuyển dịch giảm -4,35%. Xét về tốc độ tăng trưởng bình quân trong nội bộ cây ăn trái giai đoạn 2001 – 2004, cây bưởi có sản lượng đạt tốc độ

tăng trưởng cao nhất 49,33%, kế đến là xoài 36,64%, chôm chôm 11,82%,…( SNN&PTNT).

Trong giai đoạn 2005 – 2007, diện tích trồng cây ăn trái của tỉnh lại tiếp tục tăng, dẫn đến sản lượng cũng tăng rất nhiều (phụ lục 4) đưa giá trị kinh tế

vườn tăng gấp 2 – 3 lần. Diện tích cây ăn trái tăng là do hiện nay ngành nông nghiệp Vĩnh Long đang tập trung hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh thâm canh cây ăn trái, với mô hình này đem lại thu nhập và lợi nhuận tăng gấp 3 – 5 lần so với trước kia. Với thế mạnh của vườn cây ăn trái đặc sản, tỉnh đang nổ lực quy hoạch, định hướng phát triển vườn cây theo hướng chất lượng cao, có lợi thế

cạnh tranh. Đặc biệt tỉnh chủ trương vận động nông dân phát triển mạnh mô hình sản xuất thành vùng chuyên canh lớn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời hội nhập khắc phục nhanh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa có vùng nguyên liệu,…vì thế tỉnh coi công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ

hàng đầu. Năm 2007, tỉnh giao các ngành chức năng tổ chức tập huấn kỹ thuật cho trên 200 nhà vườn, hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp sản xuất nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa bền vững đồng đều về chủng loại, đảm bảo về chất lượng, đẹp về hình thức. Song song đó tỉnh tiến hành nhân rộng các mô hình hợp tác xã trái cây, kết hợp thực hiện các giải pháp tích cực khẳng định thương hiệu trái cây Vĩnh Long. Bên cạnh đó, các ngành chức năng vận động bà con mở rộng vùng sản xuất trái cây hàng hóa theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch của Châu Âu

(GAP) như: bưởi năm roi Bình Minh; cam sành Tam Bình, Trà Ôn; quýt đường Trà Ôn; bòn bon, măng cụt ở các xã cù lao của huyện Vũng Liêm; xoài cát chu, nhãn xuồng ở Mang Thít,…Cùng các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long đang tiếp tục triển khai dự án nâng cao chất lượng 9 loại trái cây đặc sản trong vùng. Mỗi tỉnh sẽ chọn và phát triển từ 1 đến 3 cây chủ lực, khuyến khích nhà vườn đầu tư cùng dự án dẫn đến hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản cho sản lượng cao, chất lượng tốt.

Cây lâu năm khác chủ yếu là cây dừa: đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến dầu ăn. Tuy nhiên Vĩnh Long chỉ sản xuất cùi dừa và dầu dừa thô vì không có nhà máy chế biến nên giai đoạn 2001 – 2006 sản lượng dừa giảm (phụ lục 4). Nguyên nhân nữa là do đất vườn trồng cây ăn trái có hiệu quả hơn trồng dừa nên đã hạn chế khả năng phát triển cây dừa, khả năng phát triển cây dừa phụ thuộc vào khả năng đa dạng hóa các sản phẩm chế biến có giá trị từ dừa.

c) Cây công nghip hng năm: có vai trò rất quan trọng việc cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển. Do đó sự chuyển dịch cơ

cấu cây công nghiệp hàng năm nói lên khả năng chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Vĩnh Long có 5 loại cây công nghiệp hàng năm là: mía, đậu nành, đậu phộng, cói, thuốc lá.

Bng 9: BIN ĐỘNG V DIN TÍCH VÀ SN LƯỢNG CÂY CÔNG NGHIP HÀNG NĂM GIAI ĐON 2001 - 2006.

Đơn vị tính: % Cây công nghiệp hằng năm Diện tích và sản lượng Thay đổi

Diện tích -55,51 Mía Sản lượng -54,42 Diện tích -11,43 Đậu phộng Sản lượng +24,00 Diện tích +90,89 Đậu nành Sản lượng +87,55 Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê và SNN&PTNT Vĩnh Long.

GVHD: Trương Chí Tiến 32 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

Trong các cây công nghiệp hàng năm thì cây mía có sự thay đổi rất lớn về

diện tích và sản lượng, diện tích mía giảm từ 636 ha (năm 2001) xuống còn 283 ha (năm 2006) (phụ lục 5). Nguyên nhân là do giá đường trong nước cao hơn giá

đường nhập khẩu vì giống mía trồng có chất lượng thấp, công nghiệp chế biến lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường thấp làm cho giá thành cao không đủ sức cạnh tranh với đường nhập khẩu. Đây là dấu hiệu tốt trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý hướng theo kinh tế thị trường nhờ vào lợi thế so sánh từng vùng.

Trong khi đó cây đậu nành có tốc độ tăng trưởng bình quân/năm cao nhất và ổn định về sản lượng cũng như diện tích trong các loại cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 2001 – 2007. Nguyên nhân là do tỉnh đã áp dụng và chuyển đổi, nhân rộng mô hình chuyên canh màu trên đất lúa, trong đó đậu nành phát triển mạnh nhằm cải tạo độ phì nhiêu cho đất và tăng thêm thu nhập trên 1 ha đất lúa canh tác của tỉnh với mô hình này các huyện đã triển khai mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt là huyện Bình Minh. Đồng thời do nhu cầu thực phẩm của người dân rất lớn nên việc tiếp tục phát triển cây đậu nành cả về diện tích và công nghiệp chế biến là đòi hỏi khách quan.

Đối với đậu phộng: vì đất đai không thích hợp để trồng cây đậu phộng nên dẫn đến năng suất thấp, diện tích trồng cây đậu phộng năm 2006 giảm so với năm 2001 là 4,6 ha (hay giảm 11,43 %) nhưng sản lượng lại tăng 35 tấn (24 %) do năng suất đậu phộng tăng. Năng suất đậu phộng năm 2001 là 14,13 tạ/ha, năm 2006 tăng lên 20,36 tạ/ha. Tuy nhiên do sản lượng ít nên đậu phộng được dùng làm thức ăn bổ sung cho con người mà không được chế biến làm dầu vìVĩnh Long không có cơ sở ép dầu phộng.

d) Rau màu:

Mặc dù rau màu chiếm cơ cấu nhỏ trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt so với các loại cây khác nhưng lại là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa

ăn hằng ngày của con người cho nên phát triển các loại rau màu có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa cây trồng với lại nhu cầu của người dân trong tỉnh cũng cao. Năm 2001 tỉ trọng cây màu trong cơ cấu trồng trọt là 5,01%, năm 2007 tỉ lệ này là 19,55% tăng 14,54%, bình quân tăng 2,07%/năm. Tỉ trọng cây màu tăng là do những năm qua tỉnh đã phát triển mạnh mô hình luân canh màu trên

đất lúa đem lại lợi nhuận cao gấp 2 – 3 lần so với việc độc canh cây lúa. Đồng thời trong tỉnh đã có vùng chuyên canh rau, màu phát triển mạnh thuộc các xã phía bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Bình Minh và các xã đông Quốc lộ 53 thuộc huyện Vũng Liêm. Vùng rau màu còn phát triển mạnh ở các xã dọc tuyến sông Măng thuộc huyện Trà Ôn, Tam Bình và dọc tuyến sông Tiền thuộc thị xã Vĩnh Long. Phát triển rau màu từng bước phá thế độc canh cây lúa là hướng đi thích hợp trong việc chỉđạo phát triển bền vững trồng trọt. Bên cạnh đó, tận dụng thời gian nhàn rỗi, phụ phẩm và khoảng trống quanh vườn để sản xuất nấm rơm tăng thêm thu nhập đã được chú ý và phát triển.

4.2.1.2 Ni b ngành chăn nuôi:

Giai đoạn 2001 – 2004: cơ cấu ngành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp

đều tăng, năm 2001 là 22,6%, năm 2004 là 25,41%. Giai đoạn 2004 – 2007, do

ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm lông móng bùng phát trong cả nước làm giảm đàn gia súc, gia cầm, người nuôi bị lỗ nên những năm 2004 – 2006 tỉ

trọng ngành chăn nuôi giảm. Nhưng năm 2007, giá cả hợp lí chăn nuôi có lãi, dịch bệnh được khống chế nên tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng 3,15% so năm 2006. Năm 2007, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (giá hiện hành) là 1.694.943 triệu đồng, trong đó gia súc đạt được 1.012.068 triệu đồng, gia cầm là 303.228 triệu đồng.

Bng 10: BIN ĐỘNG LƯỢNG GIA SÚC, GIA CM GIAI ĐON 2001 - 2007.

Đơn vị tính: ngàn con.

Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Vĩnh Long và số liệu của SNN&PTNT Vĩnh Long. Năm 2001 Năm 2007 Thay đổi (%) Trâu 0,3 0,17 -43,3 Bò 14,5 65,4 +351,0 Heo 256,9 304,2 +18,4 Gia cầm 5.372,1 2.894,9 -46,1

GVHD: Trương Chí Tiến 34 SVTH: Lê Thị Bích Trâm

Trong chăn nuôi thì gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất và đóng vai trò rất quan trọng vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu mà chưa có ngành nào có khả năng thay thếđược. Trong khi đó gia cầm bịảnh hưởng bởi dịch H5N1 càng làm cho vị thế gia súc được nâng cao. Gia súc được nuôi chủ yếu ở Vĩnh Long là heo, bò và các loại khác nhưng số lượng không đáng kể. Heo là loại gia súc được nuôi phổ biến ở Vĩnh Long vì nó phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tập quán sản xuất của người dân. Giai đoạn 2001 – 2007 cơ cấu ngành chăn nuôi tăng nên sản lượng cũng tăng (phụ lục 6). Nhưng việc chăn nuôi heo chủ yếu ở hộ gia

đình, qui mô sản xuất lớn chưa nhiều, tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thường gây khó khăn trong công tác quản lí khi có dịch bệnh xảy ra. Đồng thời giá cả bấp bênh, không ổn định là nỗi băn khoăn của người chăn nuôi mặc dù giá heo đã gia tăng trong thời gian qua.

Bò là loại gia súc được nuôi nhiều thứ hai trong tỉnh tập trung nhiều ở

huyện Vũng Liêm. Nuôi bò là hình thức chăn nuôi khá đơn giản và tiện lợi, tiêu

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long.pdf (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)