Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.DOC (Trang 59 - 65)

Mặc dù đạt được kết quả khả quan, nhưng việc huy động vốn của Chi nhánh Hoàng Mai vẫn bộc lộ một số hạn chế, đó là:

- Quy mô huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng chủ yếu là tiền gửi của TCKT, TCXH với lãi suất cao và không ổn định. Bởi nguồn tiền này tuy lớn nhưng lại được dùng với mục đích thanh toán nên thường xuyên có sự biến động tạo ra sự mất cân đối.

- Mặc dù NHNN đã cho phép các NHTM đa dạng hóa các loại tiền gửi với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng việc thu hút các loại tiền gửi vào ngân hàng vẫn chưa phù hợp. Trong hai năm 2006 và 2008 nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm chưa đến 10% còn lại hơn 90% là nguồn nội tệ.

Nguồn tiền gửi của dân cư rất tiềm năng nhưng còn hạn chế so với các TCKT, TCXH. Điều này thể hiện việc thực thi chính sách khách hàng đối với đối tượng chưa thực sự sát sao.

Diễn biến bất thường của nền kinh tế trong năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn huy động . Biểu hiện ở các mặt: Tính ổn định của nguồn vốn chưa cao, tỷ lệ tiền gửi dân cư ở mức thấp, lãi suất đầu vào cao, tài chính khó khăn chưa đảm bảo tính bền vững.

Việc đưa vào áp dụng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích ngân hàng nhằm thu hút nguồn huy động đã có hướng tích cực, tăng trưởng hơn năm trước song vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của hệ thống NHNo nói chung và của Chi nhánh Hoàng Mai nói riêng do đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

Ngoài ra, kỳ hạn cũng là một hạn chế trong công tác huy động của Chi nhánh Hoàng Mai. Tuy Chi nhánh đã thực hiện huy động ở nhiều mức kỳ hạn khác nhau từ kỳ hạn 1, 2 tháng cho đến 9, 12 tháng nhưng vẫn còn thiếu tính ổn định. Năm 2007 TG CKH dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu tới 45% trên tổng nguồn vốn, TG CKH trên 12 tháng chiếm 43%; sang năm 2008 thì TG CKH dưới 12 tháng chiếm 15,25 %, TG CKH trên 12 tháng chiếm 72,32% trên tổng nguồn vốn. Hơn nữa việc tự động chuyển hóa TG KKH sang TG CKH chưa được

chưa được thực hiện cho những khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn ở ngân hàng từ 2 tháng trở lên. Điều này một phần nào đó làm giảm sức hút đối với khách hàng vì sự linh hoạt về kỳ hạn cũng là một sự hấp dẫn tiền gửi.

Nguyên nhân :

Nguyên nhân khách quan

Trong những năm qua thị trường tài chính tiền tệ thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng có nhiều biến động, đặc biệt là trong năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng đã có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Chính sách điều hành tiền tệ của Chính phủ, NHNN thay đổi liên tục.Tỷ lệ lạm phát, CPI luôn tăng cao trong những tháng đầu năm, những tháng cuối năm lại thay đổi theo chiều ngược lại có dấu hiệu suy thoái nền kinh tế tạo tâm lý hoang mang và chưa thực sự yên tâm vào hệ thống ngân hàng của người dân.

- Hiện nay có nhiều ngân hàng cổ phần, các Tổ chức tín dụng, các ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các ngân hàng nước ngoài có tốc độ phát triển nhanh chóng, có các chính sách thu hút nhân tài của Việt Nam đang trở thành những trở ngại cho hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Mai nói riêng.

- Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng rất có lợi cho ngân hàng bởi vì thông qua công tác thanh toán Chi nhánh sẽ tạo thêm được nguồn vốn không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp, nhưng do công tác này còn hạn chế; người dân chưa có thói quen do tâm lý ưa thích tiền mặt còn lớn nên không muốn sử dụng đến hình thức này của ngân hàng.

- Luật Doanh nghiệp mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời dễ dàng hơn, người dân chuyển tiền đầu tư vào các doanh nghiệp làm giảm khối lượng vốn gửi vào ngân hàng.

- Một số văn bản của Nhà nước của ngành của hệ thống chưa được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

- Điểm yếu nổi bật của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai là khả năng thích ứng với thay đổi trên thị trường. Điều này thể hiện rõ nhất qua việc điều chỉnh lãi suất của ngân hàng, trong khi các ngân hàng thương mại Cổ phần nhanh chóng điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động theo biến động trên thị trường thì Chi nhánh Hoàng Mai vẫn còn hạn chế do phụ thuộc vào phí điều vốn của NHNo&PTNT Việt Nam. Lãi suất huy động của Chi nhánh thường thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần đã làm hạn chế đến lượng vốn huy động của ngân hàng. Bên cạnh đó việc triển khai áp dụng cơ chế khoán tài chính chưa triệt để do đó chưa tạo được động lực trong kinh doanh.

- Các hình thức huy động vốn của Chi nhánh còn chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các khách hàng khác nhau trên địa bàn. Hiện nay, các ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn mới và hấp dẫn. Các hình thức này phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng khi mà mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Trong khi đó NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai nói riêng tuy có áp dụng trong thời gian gần đây như phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu nhưng còn đơn điệu.

- Về nhân lực, Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá tốt, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ ngân hàng trẻ do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúc còn gặp phải sơ xuất trong công việc. Việc phân công công việc phù hợp để phát huy tối đa khả năng của mỗi nhân viên chưa được coi trọng nên hiệu quả làm việc chưa cao.

- Hoạt động Marketing của Chi nhánh đang là một yếu điểm chưa thể khắc phục trong một thời gian ngắn. Hoạt động Marketing còn đơn điệu, chưa được coi trọng đúng mức nên hiệu quả còn thấp. Công tác Marketing mới chỉ dừng lại ở hình thức các bài viết giới thiệu, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng khi Chi nhánh muốn thông báo về một sự kiện nào đó như tăng lãi suất, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Giống như các Ngân hàng thương mại khác công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm nghiệp vụ, dịch vụ của Chi nhánh tuy đã có nhiều cố gắng và mang lại hiệu quả nhất định song vẫn còn hạn chế về chất lượng, mẫu mã, phương thức quảng bá, quảng cáo và phương pháp tiếp thị…đã ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thời gian giao dịch của ngân hàng còn bó hẹp trong giờ hành chính đã hạn chế đáng kể khả năng huy động vốn.

- Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng lạc hậu nhiều so với mặt bằng chung của thế giới. Mức độ tự động hóa các dịch vụ còn thấp và các chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định. Hệ thống thông tin chưa phát triển đồng bộ, tự động hoá thấp. Hầu như chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hợp lý và chưa có chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững.

- Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Chi nhánh còn khá khiêm tốn với 1 hội sở chính và 6 phòng giao dịch dẫn đến nhiều hạn chế cho công tác huy động vốn và tiếp xúc với khách hàng của Chi nhánh.

- Việc huy động vốn nhàn rỗi từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế vẫn mang tính thụ động hầu hết là do nhu cầu từ phía doanh nghiệp nhiều hơn là biện pháp thu hút của ngân hàng. Hay nói cách khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai vẫn còn thụ động trong việc khai thác nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp.

Tóm lại, trong những năm vừa qua Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã đạt được nhiều kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. Những hạn chế còn tồn

tại cần phải được nghiên cứu xem xét để rút kinh nghiệm và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực do những điều kiện bất lợi. Trong thời gian tới khi nền kinh tế trong giai đoạn khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của những diễn biến bất thường trong năm 2008; bên cạnh đó môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt do các ngân hàng nước ngoài được tự do tham gia vào thị trường Việt Nam – các đối thủ này đều rất mạnh về tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ mới nên các NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai nói riêng cần phải có những chiến lược, phương hướng hoạt động cụ thể để tồn tại và phát triển.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH

NHNo&PTNT HOÀNG MAI

3.1.Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.

Trên cơ sở quán triệt chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trước những yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội của đất nước, Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai đã xây dựng kế hoạch, phướng hướng hoạt động trong thời gian tới như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.DOC (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w