Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.DOC (Trang 85 - 88)

Chúng ta có thể nhận thấy chỉ có một phần tiết kiệm trong nước được sử dụng cho đầu tư trực tiếp, còn lại nằm dưới dạng nhàn rỗi. Muốn khai thác hết tiềm năng này và nâng cao sức mạnh cạnh tranh thu hút vốn từ thị trường quốc tế,

Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, củng cố lại hệ thống NHTM.

*Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô:

Đây là tiền đề quan trọng số một mở rộng huy động vốn. Đối với Việt Nam hiện nay thì những điều kiện quan trọng để tạo nên sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là: ổn định chính trị, ổn định tiền tệ và có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

- Ổn định chính trị: Duy trì sự ổn định chính trị là điều kiện quan trọng thúc đẩy huy động vốn có hiệu quả. Một nền chính trị được tạo điều kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý, được quần chúng nhân dân tin yêu và hoàn toàn ủng hộ thì những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực huy động vốn sẽ dễ dàng được thực hiện. Ngược lại, sự bất ổn định về chính trị xã hội sẽ tạo nên những hoài nghi của dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước về chế độ, chính sách và làm cho họ e ngại trong khi bỏ vốn đầu tư.

- Ổn định tiền tệ: Khi lòng tin của dân chúng vào sự ổn định của đồng tiền Việt Nam được nâng cao thì công tác huy động vốn sẽ thuận lợi hơn. Người dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước cần duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, đảm bảo lãi suất thực “dương” cho người gửi tiền; có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.

- Có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có các chính sách ngoại giao, tiết kiệm và đầu tư một cách phù hợp, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính cồng kềnh, tăng cường tính độc lập của NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp Nhà nước bằng cách đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Tránh đầu tư

dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật... Làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

*Hoàn thiện môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý trong lĩnh vực Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện trong thời gian qua. Sự ra đời của luật Ngân hàng đã tạo điều kiện cho môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM thuận lợi hơn, từng bước hòa nhập với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh sự ra đời của “ Bảo hiểm

tiền gửi” đã củng cố thêm niềm tin của quần chúng vào hệ thống NHTM Việt

Nam.

Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng vốn nhàn rỗi trong nước và ngoài nước, mở rộng huy động vốn qua NHTM thì Nhà nước cần nâng cao các quy định về quảng cáo, cạnh tranh thành luật để tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các NHTM.

*Củng cố lại hệ thống NHTM:

Để nâng cao chất lượng hoạt động và tiến tới hội nhập với NHTM trong khu vực và trên thế giới thì việc cải cách và củng cố lại hệ thống NHTM Việt Nam là rất cần thiết. Nhà nước cần củng cố theo hướng sau:

- Đối với NHTM quốc doanh: Nhà nước cần cấp đủ, bổ sung thêm vốn điều lệ để tăng năng lực tài chính cũng như tăng sức mạnh cạnh tranh để hòa nhập với xu thế chung của các NHTM trong khu vực; cần có sự tách bạch giữa cho vay chính sách và cho vay thương mại, trừ một số trường hợp nhất định (phải được Bộ Tài chính bảo lãnh); việc tái cấp vốn phải căn cứ vào thực trạng hoạt động của các NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế để có báo cáo chính xác với NHNN và Bộ Tài chính.

- Đối với NHTM ngoài quốc doanh: Nhà nước cần có sự quản lý, thanh tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các NHTM này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoàng Mai.DOC (Trang 85 - 88)