Định hướng, mục tiêu phát triển SCB đến năm 2010 và giai đoạn kế tiếp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 47 - 50)

3 Tình hình và uy tín giao

3.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển SCB đến năm 2010 và giai đoạn kế tiếp

tiếp

3.1.2.1.Định hướng chung

Trong giai đoạn mới, bắt đầu từ năm 2007, khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, quá trình hội nhập của đất nước với thị trường thế giới sẽ càng diễn ra sâu rộng hơn; áp lực cạnh tranh đối với hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và của SCB nói riêng vì thế ngày càng gay gắt hơn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu SCB phải luôn nổ lực trong mọi mặt hoạt động, tích cực phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua; thường xuyên tiếp

cận kinh nghiệm của các ngân hàng đại lý – bạn hàng trong và ngoài nước; tạo bước đột phá mới trong ổn định – tăng trưởng huy động vốn từ thị trường đồng thời với việc nâng cao tính hiệu quả trong quản trị điều hành sử dụng vốn theo tiêu thức ngân hàng hiện đại, đi đôi với việc phát triển đa dạng, đa tiện ích các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại, phấn đấu đến năm 2010 hệ thống công nghệ dịch vụ ngân hàng SCB ngang tầm các ngân hàng lớn tại Việt Nam và khu vực ASEAN. Trong khi kiên trì thực hiện phương châm: “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, phải đưa mọi hoạt động của ngân hàng bám sát hiệu quả theo định hướng hành động của toàn ngành ngân hàng Việt Nam là “An toàn – Hiệu quả - Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế”…

3.1.2.2.Mục tiêu chung

Không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức kinh doanh theo hệ thống SCB trên toàn lãnh thổ Việt Nam, lấy hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đa năng, bán lẻ làm trọng tâm; đồng thời với việc đẩy mạnh các hoạt động đầu tư tài chính – thương mại liên doanh góp vốn đảm bảo tối đa hóa nguồn thu lợi nhuận; cùng với việc từng bước tạo dựng vững chắc các tổ chức, công ty kinh doanh độc lập, trực thuộc theo phương thức đa sở hữu trong mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược thị trường với các cổ đông và khách hàng chiến lược là tổ chức kinh tế có tiềm lực mạnh cả trong nước và nước ngoài.

Với định hướng, mục tiêu chiến lược trên đây, bước vào giai đoạn kế tiếp sau năm 2010, hệ thống tổ chức SCB sẽ dần hình thành một cách khách quan đáp ứng với yêu cầu thực tiễn mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng cỡ trung tại Việt Nam và khu vực ASEAN.

3.1.2.3.Phương hướng hoạt động

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và đưa bộ máy theo mô hình tổ chức mới vận hành và hoạt động hiệu quả. Phát huy tính chủ động, linh hoạt của các đơn vị kinh doanh ,tăng cường vai trò tham mưu của các bộ phận quản lí của các khối theo ngành dọc. Bên cạnh việc quản lý , còn tăng cường vai trò hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của các đơn vị từ đó tạo ra sự phát triển đồng đều trong toàn hệ thống.

- Tiếp tục thực hiện phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng” .Năm 2008 SCB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng :

+Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và chủ động giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2, tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới.

+Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ. Thực hiện phục vụ khách hàng trọn gói, tăng cường bán chéo sản phẩm. Thực hiện tốt phương châm “Một dịch vụ dành cho nhiều khách hàng, một khách hàng được hưởng nhiều dịch vụ”

+Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng, SCB cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối…nhằm đa dạng hóa thu nhập, phân tán rủi ro và nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu.

+Bên cạnh việc tăng nguồn thu,SCB cũng sẽ chú trọng đến việc khai thác tối đa lợi ích của các tài sản không để tình trạng lãng phí,tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận.

- Với quyết tâm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, năm 2008, SCB sẽ tập trung đầu tư và triển khai corebanking mới nhằm hỗ trợ tốt nhất hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, trung tâm dữ liệu dự phòng sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo dữ liệu của SCB được lưu trữ an toàn, đúng quy định.

- Phấn đấu năm 2008 sẽ hoạt động đạt tiêu chuẩn ISO một số phân hệ: Hành Chính, TCNS, TTQT…

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển mạng lưới hoạt động ra khắp các vùng miền trong cả nước với dự kiến sẽ mở thêm khoảng 30 chinh nhánh và 60 – 70 phòng giao dịch nhằm đưa thương hiệu SCB tiếp cận với khách hàng trên khắp mọi miền. Hoạt động mở rộng mạng lưới không chỉ giúp SCB tăng thị phần mà còn góp phần khẳng định thương hiệu SCB trên thị trường.

những rủi ro có thể xảy ra cho hoạt động ngân hàng để SCB có được sự phát triển bền vững và ổn định.

- Hệ thống hóa các quy trình, quy chế, quy định…của ngành ngân hàng và của SCB.Bổ sung các quy định, quy trình, quy chế còn thiếu nhằm đưa hoạt động ngân hàng đi đúng khuôn khổ và định hướng của nhà nước . Bên cạnh đó, với hệ thống quy trình , quy chế đầy đủ và phù hợp còn giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn.

- Tiếp tục các hành chính thu hút nhân tài để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Thành lập trung tâm đào tạo để triển khai tốt nhất các khóa đào tạo nghiệp vụ cho CBNV theo hướng chuyên sâu. Từ đó CBNV mới có thể phục vụ và tư vấn tốt nhất cho khách hàng .Trung tâm đào tạo ra đời sẽ giúp cho SCB có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động hơn từ đó góp phần khẳng định thương hiệu SCB.

- Song song với việc tuân thủ các chuẩn mực và quy định của Việt Nam, để đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như yêu cầu hội nhập ,SCB sẽ tiếp tục nghiên cứu các thông lệ và chuẩn mực quốc tế để có định hướng phát triển các sản phẩm hiện đại của quốc tế .Tiếp tục lựa chọn kiểm toán quốc tế để nâng cao chất lượng hoạt động.

- Hoàn thiện các quy trình ,chức năng nhiệm vụ và đưa hội đồng ALCO chính thức đi vào hoạt động nhằm quản trị tốt nhất tài sản và nguồn vốn của ngân hàng để hiệu quả hoạt động kinh doanh đạt được cao nhất.

- Sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu SCB trên TTCK sau khi đàm phán xong cổ đông chiến lược trong và ngoài nước.

Qua một năm nhìn lại, bên cạnh những thành tựu đạt được, SCB cần khắc phục những hạn chế của năm 2007 để có thể hoạt động tốt hơn. Nhất là khi năm 2008, áp lực về việc gia tăng vốn buộc SCB phải tăng trưởng lợi nhuận thật mạnh để đảm bảo chia cổ tức cho cổ đông. Đặc biệt, riêng tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy cần có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng.doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w