Mô hình cấu trúc rủi ro tổng hợp được Merton xây dựng đầu tiên vào năm 1974 dựa trên những nguyên tắc căn bản của mô hình định giá quyền chọn Black & Schole. Trong mô hình định giá quyền chọn Black & Schole thì các cổ đông của doanh nghiệp được xem như đang nắm giữ một quyền chọn mua (call option) đối với tài sản của công ty, và giá thực hiện của quyền chọn mua này được xem như là mệnh giá của các khoản nợ của công ty. Công ty sẽ vỡ nợ khi giá trị thị trường của tổng tài sản thấp hơn mệnh giá của nợ vì khi đó các cổ đông sẽ chọn quyền không thanh toán các khoản nợ. Dựa vào những nguyên tắc cơ bản nói trên, Merton đã kết hợp các yếu tố về rủi ro kinh doanh (rủi ro tài sản), rủi ro tài chính, giá trị thị trường của tổng tài sản của công ty để ước tính khả năng vỡ nợ của một doanh nghiệp. Khả năng vỡ nợ được phản ánh thông qua chỉ tiêu khoảng cách vỡ nợ (Distance to default). Nếu khoảng cách vỡ nợ càng lớn thì khả năng vỡ nợ ước tính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.
Trong công thức trên thì điểm vỡ nợ là điểm mà tại đó giá trị thị trường tổng tài sản thấp hơn mệnh giá của nợ. Việc ước tính điểm vỡ nợ tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà phân tích và các nghiên cứu thống kê về những trường hợp vỡ nợ phổ biến. Còn theo nghiên cứu của Moody thì tại điểm vỡ nợ, giá trị thị
Điểm vỡ nợ Khoảng cách vỡ nợ = Giá trị thị trường tổng tài sản – Điểm vỡ nợ
trường của tổng tài sản của công ty sẽ nằm đâu đó giữa giá trị của nợ ngắn hạn và giá trị của tổng nợ.
Việc vận dụng mô hình Merton trong thực tế cũng có những khó khăn nhất định như cấu trúc phức tạp của các khoản nợ (khác nhau về thời gian đáo hạn, lãi suất…), sự không hoàn hảo của thị trường trong phản ánh các thông tin có