Một số quy định của Ủy ban Basel về hệ thống xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm Doanh Nghiệp của các Ngân Hàng Thương mại tại TP Hồ Chí Minh.doc (Trang 32 - 34)

nội bộ của các ngân hàng thương mại

Tháng 6 năm 2004, Ủy ban Basel đã xây dựng một hiệp định mới về tiêu chuẩn vốn quốc tế, gọi tắt là Basel II. Theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để đánh giá rủi

ro tín dụng của khách hàng. Ngân hàng sẽ xác định các biến số sau đây để xác định rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp:

• PD (Probability of Default) : Xác suất vỡ nợ • LGD (Loss Given Default) : Mất mát do vỡ nợ

• EAD (Exposure at Default): Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ

Để xác định biến số PD (xác suất vỡ nợ) ngân hàng sẽ căn cứ số liệu của các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

+ Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

+ Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển,…

+ Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan tới các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi,…

Ngoài ra uỷ ban Basel còn có các quy định đáng chú ý sau đây trong việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng thương mại:

 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ phải tách bạch và phân biệt rõ giữa hai hình thức xếp hạng tín nhiệm: xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và xếp hạng tín nhiệm khoản vay. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp dùng để phản ánh rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, còn xếp hạng tín nhiệm khoản vay dùng để phản ánh rủi ro đặc thù của từng giao dịch giữa ngân hàng với doanh nghiệp.

 Ngân hàng phải quy định tối thiểu là 8 mức hạng khác nhau trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất 7 hạng dùng để phản ánh các mức độ rủi ro vỡ nợ khác nhau của doanh nghiệp và 1

hạng dùng để phản ánh rủi ro là các doanh nghiệp ở mức hạng này thì chắc chắn sẽ bị vỡ nợ.

 Các thứ hạng dùng để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phải được định nghĩa rõ ràng và tương ứng cho từng thứ hạng là các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.

 Ngân hàng phải thu thập tất cả các thông tin có liên quan khi xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Có hai loại thông tin chính dùng trong xếp hạng : thông tin phản ánh rủi ro của người vay và thông tin phản ánh rủi ro của từng giao dịch. Các thông tin này phải phù hợp, đầy đủ và cập nhật. Theo quy định này thì mức hạng tín nhiệm của doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại định kỳ tùy vào những thông tin về rủi ro của doanh nghiệp mà ngân hàng cập nhật được và những thông tin này có ảnh hưởng đáng kể đến xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp.

 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng phải bao gồm tất cả các phương pháp, quy trình, hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng.

 Đối với mỗi khách hàng ngân hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp xếp hạng khác nhau và sẽ chọn phương nào phản ánh tốt nhất rủi ro tín dụng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm Doanh Nghiệp của các Ngân Hàng Thương mại tại TP Hồ Chí Minh.doc (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w