I. Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp Nông nghiệp và phát triển nông thôn Yên Hoa Na Hang Tuyên Quang
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNo & PTNT Yên Hoa 1 Huy động vốn.
31.1. Hoạt động huy động vốn
Thực hiện vai trò trung gian cho vay, ngân hàng đi vay để cung cấp dịch vụ tài chính tiền tệ cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đồng thời đáp ứng nhu cầu cho người dân gửi tiền và vay tiền tại chỗ tạo thuận lợi và an toàn. Bởi vậy, hoạt động huy động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với toàn xã hội.
Huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế, từ các tầng lớp trong dân cư là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng phát triển bền vững là ngân hàng có vốn lớn, ổn định, vững chắc. Xác định được điều đó nên chi nhánh đã rất quan tâm tập trung nguồn lực cho hoạt động
Bảng 1: Hoạtđộng huy động vốn qua 3 năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh So sánh
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn huy động 41.380 100 49.190 100 43.540 100 7.800 18,9 5.650 11,5 TG dân cư 37.660 91 44.270 9,8 38.310 88 6.610 17,6 5950 13,5 TG tổ chức KT- XH 3680 8,9 4.220 9,8 5.130 11,8 1.130 30,8 9.010 21,7 TG khác 40 0,1 90 0,2 80 0,2 50 138 10 11,6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Yên Hoa 2007-2009)
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành gồm tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội và các loại tiền gửi khác. Các thành phần thay đổi kéo theo tổng nguồn huy động cũng có nhiều biến động. Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2007 – 2008 tăng từ 41.380 triệu đồng lên tới 49.190 triệu đồng tương đương với mứctăng 18,9%. Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2009 tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm từ 4.9190 triệu đồng xuống còn 43.540 triệu đồng với mức giảm 11,5%.
đầu vào của quá trình sản xuất tăng làm cho khối lượng tiền tệ lưu hành giảm đi do các doanh nghiệp phải trang trải phần lớn nợ nần nên nguồn huy động bị giảm sút đáng kể.
Tiền gửi dân cư trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 17,6% tương đương với 6.610 triệu đồng (từ 37.660 triệu đồng năm 2007 lên 44.270 triệu đồng năm 2008)
Nhưng từ năm 2008 đến năm 2009 tiền gửi dân cư lại giảm đi từ 4.4270 triệu đồng năm 2008 giảm xuống còn 38.310 triệu đồng năm 2009 giảm 5.950 triệu đồng tương đương với mức giảm 13,5%.
Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội cũng có xu hướng tăng giống như tiền gửi dân cư tăng từ năm 2007 đến năm 2008 từ 30,8% tức là từ 3.680 triệu đồng năm 2007 đến 4.820 triệu đồng năm 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009 tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội có chiều hướng tăng từ 4.820 triệu đồng năm 2008 đến 5.130 triệu đồng năm 2009 tức là tăng 910 triệu đồng tương đương với 21,7%. Các loại tiền gửi khác từ năm 2007 – 2008 tăng lên rõ rệt từ 40 triệu đồng lên 90 triệu đồng tăng 50 triệu đồng tương ứng với 13,8%. Từ năm 2008- 2009 tiền gửi khác khác giảm dần từ 90 triệu đồng xuống còn 80 triệu đồng giảm 11,6 % tương đương giảm 10 triệu đồng.
Giai đoạn năm 2007 – 2009 thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt. Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các chính sách vĩ mô của NHNN, bám sát với thực tiễn kinh doanh của thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quả, đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn. Thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT huyện chiếm 8,6% tổng số vốn huy động của toàn hệ thống NHNo&PTNT. Nếu phân loại lượng tiền huy động theo kỳ hạn, sẽ có sự thay đổi mạnh giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn so với những năm trước.
Đơnvị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn huy động 41380 100 49190 100 43540 100 7800 18,9 5650 (11,5) Nguồn KKH 4880 11,8 5900 12 4960 11,4 1010 20,9 930 (15,9) KH<=12T 14070 32 17210 35 29170 67 3140 22,3 11950 69,4 KH>12T 22430 54,2 26070 53 940 21,6 3640 16,2 16660 (63,9)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng 2007 – 2009
)
Nguồn vốn của chi nhánh không ngừng gia tăng và đạt kết quả đáng khích lệ qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2008 so với năm 2007 tăng 20,9% tương đương với 1010 triệu đồng (từ 4880 triệu đồng năm 2007 lên 5900 triệu đồng năm 2008). Nhưng từ năm 2008 đến năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn lại giảm đi từ 4880 triệu đồng năm 2007 giảm xuống còn 4960 triệu đồng năm 2008 giảm 930 triệu đồng tương đương với mức giảm 15,9%. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng có xu hướng tăng giống như tiền gửi không kỳ hạn tăng từ năm 2007 đến năm 2008 từ 22,36% tức là từ 3140 triệu đồng, từ 14407 năm 2007 đến 17210 triệu đồng năm 2008. Từ năm 2008 đến năm 2009 tiền gửi không kỳ hạn có chiều hướng tăng từ 17210 triệu đồng năm 2007 đến 29170 triệu đồng năm 2008 tức là tăng 11950 triệu đồng tương đương với 69,4%.
Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng từ năm 2007 – 2008 tăng lên rõ rệt từ 22430 triệu đồng lên 26070 triệu đồng tăng 210 triệu đồng tương ứng với 16,23%.
Từ năm 2007- 2008 tiền gửi không kỳ hạn giảm dần từ 26070 triệu đồng xuống còn 9400 triệu đồng giảm 63,9 % tương đương giảm 1.666 tỷ đồng. Qua những số liệu trên và phân tích tình hình ta nhận thấy: nguồn vốn huy động theo kỳ hạn trên 12 tháng giảm xuống. Nguyên nhân là do biến động về giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến đã ảnh hưởng đến nền kinh tế gây cho khách hàng tâm lý lãi suất tiền gửi của ngân hàng sẽ biến động do đó khách hàng chủ yếu gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn.
3.1.2.Sử dụng vốn
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm
Đơn vị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Cho vay 35100 38490 36210
Tiền gửi 41380 49190 43540
Mua sắm tài sản có giá
13500 16780 20590
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh 2007 -2009)
Tổng số tiền cho vay của Chi nhánh trong 2 năm 2007 và 2008 tăng nhưng sang đến năm 2009 giảm mạnh. Cụ thể là năm 2007 số tiền cho vay là 35100 triệu VNĐ, đến năm 2008 số tiền cho vay là 38490 triệu VNĐ, tăng 3390triệu VNĐ so với năm 2007. Năm 2008 số tiền cho vay giảm xuống, từ 38490 triệu VNĐ giảm xuống còn 36210 triệu VNĐ, giảm 2280 triệu VNĐ. Đối với tiền gửi, cũng có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2008, và có chiều hướng giảm từ năm 2008 đến 2009. Cụ thể, năm 2008, số tiền gửi vào Chi nhánh là 41380 triệu VNĐ, năm 2008 là 49190 triệu VNĐ, như vậy số tiền gửi năm 2008 tăng 7800 triệu VNĐ so với năm 2007. Nhưng sang đến năm 2009, số tiền gửi là 43540 triệu VNĐ, giảm 5650 triệu VNĐ so với năm 2008. Trong việc sử dụng vốn của chi nhánh còn có phần mua sắm tài sản có giá. Phần này
luôn có xu hướng tăng từ năm 2007 đến 2009. Năm 2007, chi nhánh mua sắm tài sản có giá với số tiền là 13500 triệu VNĐ. Năm 2008, số tiền này là 16780 triệu VNĐ, tăng 3280 triệu VNĐ so với năm 2008.
Năm 2009 so với năm 2008, số tiền chi mua sắm tài sản có giá đã tăng 3800 triệu VNĐ, lên tới 20590 triệu VNĐ.
Bảng 4: Dư nợ cho vay theo thời gian
Đơn vị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh
2008/2007
So sánh 2009/2008
Sô tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 35100 100 38490 100 36210 100 3390 9,7 2280 5,9 Nợ ngắn hạn 14140 40,3 24090 62,6 25490 70,4 9950 70,3 1390 57,9 Nợ trung và dài hạn 20950 59,7 14390 37,4 10710 29,6 6560 31,3 3670 22,5
(Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp Chi nhánh Vĩnh Lộc)
Dư nợ cho vay của chi nhánh trong năm 2008 tăng 3390 triệu (tương ứng là 9,7%) so với năm 2007. Nhưng sang đến năm 2009 dư nợ cho vay giảm 2280 tương ứng 5,9% so với năm 2008. Dư nợ cho vay chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp.
Cơ cấu dư nợ có sự dịch chuyển, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng theo thời gian, dư nợ trung và dài hạn giảm dần. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 35100 triệu đồng, dư nợ ngắn hạn đạt 14140 triệu đồng chiếm 40,3% tổng dư nợ cho vay. Năm 2008, 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn là 24090 triệu đồng và 25490 triệu đồng. Dư nợ dài hạn giảm từ 20950 năm 2007 xuống còn 14390 năm 2008. Điều này đảm bảo tính an toàn trong hoạt động cho vay, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động với kỳ hạn trả nợ.