Phương thức cho vay trả góp mua ôtô.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng.docx (Trang 27 - 31)

3.3.1. Phương thức cho vay trực tiếp người mua.

Theo phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua này, ngân hàng sẽ thanh toán số tiền mua ôtô cho doanh nghiệp sản xuất hay bán lẻ ôtô, sau đó, khách hàng sẽ trả tiền trực tiếp cho ngân hàng làm nhiều lần theo thỏa thuận.

Dưới đây là sơ đồ khái quát phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua:

Sơ đồ 1.1: Phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua

(4) (1) (3) (2) Các bước thực hiện:

Bước 1: người mua ôtô và ngân hàng kí kết hợp đồng tín dụng để ngân hàng trả tiển cho doanh nghiệp bán ôtô. Ngân hàng cần phân tích tình hình tài chính của người mua và yêu cầu tài sản đảm bảo

Bước 2: doanh nghiệp bàn giao ôtô cho người mua và ký hợp đồng trả góp với người mua.

Bước 3: doanh nghiệp tập trung hóa đơn bán hàng đưa lên ngân hàng để ngân hàng thanh toán

Bước 4: hàng kì như thỏa thuận, người mua trực tiếp trả tiền trả góp cho ngân hàng.

3.3.2. Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô

Với hình thức này, ngân hàng sẽ tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô (một phần hay toàn bộ tùy theo thỏa thuận của hai bên và mức độ tin cậy của ngân hàng và doanh nghiệp). Sau khi bán hàng, các doanh nghiệp được nhận ngay số tiền bán ôtô và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng.

Dưới đây là sơ đồ khái quát phương thức ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô

Sơ đồ 1.2: Phương thức tài trợ cho doanh nghiệp bán ôtô (1) (3) (5) (2) (4) Các bước thực hiện:

Bước 1: ngân hàng kí hợp đồng với doanh nghiệp bán ôtô về việc tài trợ cho người mua trả góp ôtô. Đối với phương thức này, ngân hàng phải phân tích tình hình tiêu thụ, khả năng mở rộng quy mô và khả năng thu hồi tiền sau khi bán ôtô của doanh nghiệp.

Bước 2: doanh nghiệp bán ôtô cho người mua và kí hợp đồng trả góp với người mua.

Bước 3: doanh nghiệp tập trung hóa đơn bán ôtô trình lên ngân hàng để ngân hàng thanh toán.

Bước 4: hàng kì theo quy định, doanh nghiệp bán ôtô thu tiền trả góp cho người mua.

Bước 5: doanh nghiệp bán ôtô nộp tiền đã thu của người mua cho ngân hàng.

3.4. Vai trò của cho vay trả góp

3.4.1. Đối với Ngân hàng

Cho vay trả góp mua ôtô là một trong những hoạt động quan trọng đối với bản thân ngân hàng, nhất là đối với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Cụ thể:

-Do lãi suất cho vay trả góp mua ôtô thường cao hơn các loại vay khác nên khoản lợi nhuận mà ngân hàng thu được từ hoạt động này không nhỏ. Tuy rằng lợi nhuận cao do hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng rủi ro này sẽ được phân tán cho ngân hàng do số lượng các món vay trả góp mua ôtô là tương đối lớn. Hơn thế nữa, nhu cầu mua ôtô của người dân ngày càng tăng do mức sống được nâng cao, thêm vào đó, giá ôtô đang có xu hướng giảm dần nên tổng thu nhập của ngân hàng từ hoạt động này là khá lớn.

-Là cơ hội tốt để ngân hàng tạo được mối quan hệ với các đại lý bán xe, từ đó có được một hệ thống thông tin phong phú và đa dạng về khách hàng.

Hoạt động này cũng giúp ngân hàng tạo được thói quen cho người dân khi tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Qua đó, giúp ngân hàng mở rộng được mối quan hệ với khách hàng và tạo dựng được hình ảnh trong tâm chí khách hàng.

3.4.2. Đối với khách hàng

Cho vay trả góp mua ôtô mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng, có vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng có được ôtô như mong muốn mà tài chính chưa cho phép:

-Khách hàng có thể hưởng những tiện ích của chiếc xe trước khi tích lũy đủ tiền. Với nhóm khách hàng mua ôtô nhằm mục đích kinh doanh, cho vay trả góp mua ôtô sẽ giúp họ tận dụng được cơ hội kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.

-Nhiều người đi vay tiền ngân hàng để mua ôtô không đơn thuần chỉ là để đáp ứng nhu cầu đi lại, mà còn nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất tinh thần vì ôtô còn là biểu hiện của sự sang trọng, quý phái. Hơn nữa, khi sở hữu chiếc xe mình yêu thích, khách hàng sẽ có thêm sự hưng phấn về tinh thần và động lực trong công việc hàng ngày.

-Ngân hàng cho vay trả góp mua ôtô sẽ góp phần làm tăng doanh thu của các hãng bán ôtô vì số lượng ôtô tiêu thụ tăng lên. Điều này tạo động lực cho các hãng mở rộng sản xuất, đồng thời thu hút nhiều hãng khách cũng như người lao động tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Đây là một nguyên nhân tích cực dẫn đến sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành giữa các hãng

3.4.3. Đối với nền kinh tế.

Hoạt động này cũng có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụ thể:

-Kích cầu trong nền kinh tế, làm tăng sức mua của khách hàng. Tác động dây truyền là các hãng sản xuất ôtô mở rộng sản suất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Từ đó, giúp nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội.

-Tạo đòn bẩy kích thích nền công nghiệp sản xuất ôtô phát triển. Từ đó tác động gián tiếp tới sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: ngành dịch vụ, ngành du lịch, ngành giao thông vận tải...Qua đó, tạo ra sự năng động cho nền kinh tế và góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank Trần Duy Hưng.docx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w