CHƯƠNG 3 PHẦN LÝ KHÍ

Một phần của tài liệu Địa Lý Trị Soạn Phú của Cao Trung (Trang 30 - 38)

PHẦN LÝ KHÍ

Hướng dẫn Khoa địa lý gồm 2 phần: Loan đầu và lý khí.

Loan đầu là những gì mắt ta nhìn thấy trên đất đai của toàn thể một cuộc đất kết. Lý khí là phần trừu tượng của đất kết liên quan đến những áp dụng của Lý học Đông phương như: Hà đồ, Lạc thư, Chu dịch, Kỳ môn, Thiên văn và các công thức lý học áp dụng khác.

Các vị cao thủ địa lý xưa kia sau khi đã nắm vững phần loan đầu, các vị còn khám phá ra được những điểm đặc sắc khác nếu thêm vào loan đầu thì ta sẽ có những ngôi đất kết toàn hảo hơn, phát mau hơn v.v...

Học địa lý ta học Loan đầu trước, Lý khí sau là cách học rất khôn ngoan vì loan đầu cụ thể dễ thấy còn lý khí thì trừu tượng lại được đưa vào những công thức khó hiểu và ít được giải thích nên khó lĩnh hội.

Nắm vững loan đầu rồi, phần trông thấy được rồi, ta mới có cơ sở đặt phần lý khí lên trên, sẽ dễ hiểu hơn để ta có thể có một kiểu đất toàn vẹn hơn.

Trong 4 bộ sách Cao Trung đã xuất bản trước đây đã được tác giả tránh né rất nhiều đề cập đến phần lý khí để quý vị dễ học. Đến nay gần hết phần Loan đầu nên phải nói đến phần lý khí để quý vị có dữ kiện cao hơn, đầy đủ hơn về khoa địa lý.

Tuy nhiên chính phần lý khí này lại là con dao hai lưỡi, ngoài phần hữu dụng cho loan đầu nói trên thì nó lại còn làm cho ta dễ lạc vào cõi u minh của khoa địa lý vì nó dùng các áp dụng quá khó khăn của lý học đông phương mà ít người hiểu tường tận. Có thể nói khoa địa lý trở nên thất truyền phần lớn là do phần lý khí và phần người học địa lý không chịu thực tập nhiều trên phần loan đầu, trên đất đai thật sự. Kinh nghiệm cho thấy nếu muốn thành công về khoa địa lý ta phải nắm vững phần loan đầu và nếu lý khí mâu thuẫn với loan đầu ta phải mạnh dạn loại bỏ nó ra. Ta chỉ dùng lý khí khi nó phù hợp với loan đầu mà thôi.

Các cụ lão thành địa lý xưa kia còn cho biết là vua Hồng Vũ nhà Minh muốn giữ độc quyền khoa địa lý cho Hoàng tộc nên thuê người viết sách địa lý cách nào cho sau này ai học nó sẽ lạc vào cõi vô minh không có lối ra và không thể làm được địa lý. Những sách này bây giờ ta gọi là man thư. Những man thư phần nhiều dùng những áp dụng lý khí một cách kỳ quặc để làm lạc hướng người học địa lý.

Trong khi đó có nhiều lý khí chân thư khác lại là phần cao, phần quan trọng, phần cốt tủy của địa lý. Một man thư và một chân thư địa lý ở cạnh nhau làm cho người ta dễ hiểu lầm không biết cái nào đúng, cái nào sai và chỉ những ai thật giỏi địa lý mới phân biệt được. Ngày nay rất hiếm người phân biệt được đâu là chân thư, đâu là man thư.

Tập địa lý trước và tập địa lý này của Cao Trung có đăng tài liệu đất kết Cao Biền viết từ năm 600 đời nhà Đường, cách đây trên một ngàn năm, rất ít đề cập đến lý khí. Việc này đáng cho ta tin tưởng là loan đầu mới là quan trọng. Thêm lý khí mà không phản với loan đầu thì càng tốt, còn khi thấy lý khí phản lại loan đầu thì ta phải nghi ngờ lý khí đó là man thư.

Mong rằng những công thức Lý khí của cụ Tả Ao dưới đây sẽ giúp ta phần nào khám phá ra những khó hiểu, những bí hiểm về khoa địa lý, nhưng ta phải dè dặt khi dùng nó.

Những áp dụng lý khí vào khoa địa lý ngày nay có rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ trình bày những điều gì cần có trong tài liệu cụ Tả Ao để lại mà thôi.

3-1. Chính Ngũ Hành cầu long nhập huyệt

Thân, Canh, Dậu, Tân, Càn Kim dã Dần, Giáp, Mão, Ất, Tốn, Mộc dã Hợi, Nhâm, Tý, Quý thuộc Thủy Sửu Cấn, Thìn, Khôn, Tuất thuộc Thổ Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh thuộc Hỏa.

3-2. Song sơn Ngũ hành

Tam hợp đơn:

1. Càn Giáp Đinh hoặc Hợi Mão Mùi Mộc cuộc 2. Khôn Nhâm Ất hoặc Thân Tý Thìn Thủy cuộc 3. Cấn Bính Tân hoặc Dần Ngọ Tuất Hỏa cuộc. 4. Tốn Canh Quý hoặc Tỵ Dậu Sửu Kim cuộc. Hay tam hợp kép:

1. Song sơn: Càn Hợi – Giáp Mão – Đinh Mùi đều là Mộc cuộc. 2. Song sơn: Khôn Thân – Nhâm Tý - Ất Thìn đều là Thủy cuộc. 3. Song sơn: Cấn Dần – Bính Ngọ - Tân Tuất đều là Hỏa cuộc. 4. Song sơn: Tốn Tỵ - Canh Dậu – Quý Sửu đều là Kim cuộc.

3-3. Hồng phạm ngũ hành

Người ta dùng Hồng Phạm ngũ hành để tính Tọa sơn. Tọa sơn không được khắc mệnh vong nhân. Dưới đây là công thức Hồng phạm ngũ hành:

Càn Hợi, Đinh, Dậu thuộc Kim. Cấn, Mão, Tỵ, Canh thuộc Mộc. Nhâm, Ất, Bính, Ngọ thuộc Hỏa.

Quý, Sửu, Mùi, Khôn thuộc Thổ.

3-4 Huyền Không ngũ hành:

Người ta dùng Huyền Không ngũ hành để tính thủy khẩu, hễ hướng thủy khẩu sinh nhập hay khắc nhập hành của hướng huyệt thì cát.

Dưới đây là công thức huyền không ngũ hành: Bính, Đinh, Ất, Dậu thuộc Hỏa.

Càn, Khôn, Mão, Ngọ thuộc Kim Hợi, Quý, Cấn, Giáp thuộc Mộc Tuất, Canh, Sửu, Mùi thuộc Thổ.

Tý, Dần, Thìn, Tốn, Tỵ, Tân, Thân, Nhâm thuộc Thủy.

3-5 Công thức cửu tinh phân phối 24 sơn:

1. Kiền sơn thuộc sao Lộc Tồn 2. Hợi sơn thuộc sao Liêm Trinh 3. Nhâm sơn thuộc sao Văn Khúc 4. Tý sơn thuộc sao Phá Quân. 5. Quý sơn thuộc sao Phá Quân

6. Sửu sơn thuộc sao Vũ Khúc 7. Cấn sơn thuộc sao Tham Lang 8. Dần sơn thuộc sao Văn Khúc 9. Giáp sơn thuộc sao Lộc Tồn 10. Mão sơn thuộc sao Liêm Trinh 11. Ất sơn thuộc sao Tả Phụ 12. Thìn sơn thuộc sao Phá Quân 13. Tốn sơn thuộc sao Cự Môn 14. Tỵ sơn thuộc sao Vũ Khúc 15. Bính sơn thuộc sao Tham Lang 16. Ngọ sơn thuộc sao Văn Khúc 17. Đinh sơn thuộc sao Vũ Khúc 18. Mùi sơn thuộc sao Liêm Trinh 19. Khôn sơn thuộc sao Hữu Bật 20. Thân sơn thuộc sao Phá Quân 21. Canh sơn thuộc sao Liêm Trinh 22. Dậu sơn thuộc sao Vũ Khúc 23. Tân sơn thuộc sao Cự Môn 24. Tuất sơn thuộc sao Văn Khúc

(Công thức Cửu tinh phân phối 24 sơn này rất là quan trọng cho những công thức nào dùng đến Tử long thiên tinh như các chương tâm kinh sau này).

3-6 Hà Đồ chí vu quan thượng

(Để hình Hà đồ trên áo quan)

Câu 1: Hà Đồ long chi tượng, dụng thanh chỉ tác chi đồ.

Dịch (1) Hà Đồ tượng về Long, dùng giấy xanh làm bản đồ tròn Câu 2: Dĩ mặc hùng hoàng, thần sa hỗn ma vu nhất thứ chi. Dịch (2) Lấy mực hùng hoàng, và thần sa mài lẫn với nhau để vẽ. Câu 3: Ngũ thập ngũ số:

- Nhất - Lục – (Khảm: thủy) - Nhị - Thất (Ly: hỏa)

- Tam – Bát (Chấn Tốn: mộc) - Tứ - Cửu (Càn Đoài: kim) - Thập – Ngũ (Khôn Cấn: thổ)

Khinh thanh vi nhiên: Nhị thập ngũ số Trọng trọc vi địa: tam thập số

25 + 30: 55

Dịch (3) Năm mươi lăm số:

Số 1 và số 6 là Khảm (hành thủy) Số 2 và 7 là Ly (hành hỏa) Số 3 và 8 là Chấn Tốn (hành mộc) Số 4 và 9 là Càn Đoài (hành kim) Số 10 và 5 là Khôn Cấn (hành thổ) Thanh nhẹ là trời có 25 số Thô nặng là đất có 30 số Tổng cộng là 25 + 30 = 55 số

3-7 Lạc thư chi vu quan hạ

(Để hình Lạc thư vào dưới áo quan)

Câu 1: Lạc thư qui chi tượng, dụng hùng hoàng chỉ tác phương đồ Dịch (1) Lạc thư tượng về quy, lấy giấy đỏ làm bản đồ vuông. Câu 2: Dĩ Hùng hoàng, thần sa, chu sa hỗn ma vu nhất thứ chi. Dịch (2) Lấy mực hồng hoàng và thần sa mài lẫn với nhau để vẽ: Câu 3: Tứ thập ngũ số: (có 45 số)

Nhất Khảm (số 1 là Khảm) Nhị Khôn (số 2 là Khôn) Tam Chấn (số 3 là Chấn) Tứ Tốn (số 4 là Tốn)

Ngũ trung (số 5 là Trung cung) Lục Càn (số 6 là Càn)

Thất Đoài (số 7 là Đoài) Bát Cấn (số 8 là Cấn) Cửu Ly (số 9 là Ly)

Cộng 1+2+3+4+5+6+7+8+9 = 45

Câu 3: Khinh thanh vi thiên vi nhị thập ngũ số (Thanh nhẹ là trời có 25 số)

Câu 4: Trọng trọc vi địa vi nhị thập số (Thổ nhẹ là đất có 20 số)

3-8 Đại thần trung thần tiểu thân đinh cục, chiết thủy chi pháp chước dụng

(Dịch Châm chước dùng phép Đại thần, Trung thần, Tiểu thần để định cục chiết thủy)

Câu 1: Kỳ pháp tự Tiểu nhập Trung, nhị thập Đại tam chiết xuất thủy

Dịch (1) Theo phương pháp nên từ Tiểu vào Trung rồi vào Đại, 3 lần khúc chiết thủy phóng ra Càn Khôn Cấn Tốn, gọi là thượng ngư nhai thủy

Câu 2: Ất, Tân, Đinh, Quý thân danh Tiểu

Dịch (2) Ất Tân Đinh Quý là Tiểu thần.

Thìn Tuất Sửu Mùi Tiểu thần biểu, thuộc ngành út Câu 3: Giáp, Canh, Bính, Nhâm hiệu Trung thần

Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Trung thần chiếu, thuộc ngành thứ. Câu 4: Duy hữu Càn Khôn Cấn Tốn phương

Dần Thân Tỵ Hợi phương Đại Thần thuộc Mạnh phòng

Dịch (4) chỉ có Càn Khôn Cấn Tốn phương và Dần Thân Tỵ Hợi phương thuộc ngành trưởng.

Câu 5: Bát can tứ duy lưu giai cát, nhược phóng Chi tràng khởi họa ương.

Dịch (5) nước chảy Bát Can tứ duy đều là tốt, nếu phóng ra Chi thời khởi nên họa ương.

Nước phóng ra 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi thời khởi nên họa.

3-9. Thu sơn xuất sát định hướng lập cục

Câu 1 Tĩnh âm, tĩnh dương lập cục dĩ Lạc Thư cơ ngẫu số, phối tiên thiên bát quái nạp giáp phân Âm Dương lập cục.

Dịch (1) Lập cục theo Tĩnh âm, Tĩnh dương, lấy số cơ ngẫu (chẳn, lẽ) trong Lạc thư để phối hợp với Tiên Thiên chia Âm Dương lập cục.

Câu 2: Tiên minh lưỡng kiết sơn hướng, sơn xung sạ sát, tương quan

Dịch (2) Trước hết phải minh bạch về Sơn Hướng và Sơn xung xa, sát cùng tương quan của chúng.

Câu 3: Âm xung, Dương bác, Trung tiên bại.

Câu 4: Dương Âm kiêm xạ, Trưởng bất an

Dịch (4) Âm, Dương cùng kiêm xạ, ngành Trưởng bất an. Câu 5: Duy quái, Mạnh chi đồng Trưởng đoan

Càn, Khôn, Cấn, Tốn, tứ duy quái

Dịch (5) Nhằm vào Duy quái, thường chi đầu cùng con Trưởng bị đoạn tuyệt. - Càn Khôn Cấn Tốn là 4 duy quái

Câu 6: Dương can, tứ trọng tác Trung khan Giáp Canh Nhâm Bính: Dương Can

Tý Ngọ Mão Dậu: Tứ trọng

Dịch (6) Dương Can, Tứ Trọng xem về ngành giữa - Giáp Canh Nhâm Bính là Dương Can

- Tý Ngọ Mão Dậu là Tứ trọng

Câu (7) Ất phòng hưng bại tâm hà xứ? Kiến tại Dương Can,Tứ Quý

Ất Tân Đinh Quý, Thìn Tuất Sửu Mùi

Dịch (6) Ất phòng thịnh hay bại tìm ở nơi nào? Tìm ở: - Ất Tân Đinh Quý là Dương Can.

Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Quý.

Chương 3-10A BÁT TRẠCH LỆ Càn 1 Khảm 2 Cấn 3 Chấn 4 Càn Phục vị Lục sát Thiên Y Ngũ quỷ Khảm Lục sát Phục vị Ngũ quỷ Thiên y Cấn Thiên y Ngũ quỷ Phục vị Lục sát Chấn Ngũ quỷ Thiên y Lục sát Phục vị

Tốn Họa hại Sanh khí Tuyệt mạng Diên niên

Ly Tuyệt mạng Diên niên Họa hại Sanh khí

Khôn Diên niên Tuyệt mạng Sanh khí Họa hại

Chương 3-10B

Một phần của tài liệu Địa Lý Trị Soạn Phú của Cao Trung (Trang 30 - 38)