Thực hiện hạn chế các hậu quả, tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra :

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội.docx (Trang 39 - 42)

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro : quỹ dự phòng rủi ro thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế, để có thể bù đắp những thiệt hại khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Đây là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng, là một công việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho các hoạt động của ngân hàng.

- Mua bảo hiểm tín dụng : Khi ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, thì khoản vay đã được ngân hàng mua bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó ngân hàng sẽ được bù đắp một cách kịp thời, nhanh chóng để có thể tạo điều kiện cho các hoạt động khác diễn ra một cách ổn định.

- Phương thức chia sẻ rủi ro với các ngân hàng thương mại khác : khi ngân hàng nhận thấy khó có thể xác định mức độ rủi ro dự tính của khoản cho vay hoặc không đủ khả năng thì ngân hàng sẽ tiến hành kết hợp với một hoặc một vài ngân hàng khác để cho vay. Như vậy, nếu rủi ro tín dụng xảy ra, tổn thất sẽ được chia sẻ cho các bên tham gia.

- Ngoài ra ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp phân tán rủi ro tín dụng để có thể hạn chế một cách tối đa các tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Như vậy, các ngân hàng cần hết sức coi trọng vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đặc biệt là cần phân tích và đánh giá khách hàng một cách thận trọng trước khi cho vay để có thể hạn chế được phần nào nếu có rủi ro tín dụng xảy ra.

Chương 3 :Các giải pháp giảm rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội

1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội :

Quản trị rủi ro là một trong các công tác có tầm quan trọng hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh Techcombank từ năm 2004, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại từng chi nhánh và trong toàn hệ thống. Tiếp tục hoàn thiện chính sách và các quy trình quản trị rủi ro, hòan thiện tổ chức và các hoạt động kiểm tra kiểm soát là các hoạt động chính của công tác quản trị rủi ro.

Các rủi ro về tín dụng bao gồm các rủi ro do khách hàng không trả hoặc không mong muốn thực hiện các nghĩa vụ của mình. Ngoài ra còn có các rủi ro khác liên quan đến thanh

tóan và việc mua bán các cổ phiếu/trái phiếu.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống, đó là cơ sở nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá, cấp tín dụng và giám sát trong toàn hệ thống Techcombank đồng bộ và hiệu quả.

Các hoạt động chính của quản trị rủi ro tín dụng trong năm 2004 tập trụng vào việc phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soat tín dụng. Đến cuối ngày 31/12/2004, tỷ lệ nợ quá hạn trước dự phòng rủi ro trong tổng dư nợ của Techcombank đạt 3,34% tổng dư nợ giảm so với cùng thời điểm năm 2003 (3,68%). Tỷ lệ nợ quá hạn sau dự phòng tính đến cuối ngày 31/12/2004 là 0,61%.

Trong năm 2005, quản trị rủi ro là một trong những công tác có tầm quan trọng hàng đầu đối với hoạt động kinh doanh của Techcombank. Trong năm 2005, Techcombank tiếp tục hoàn thiện chính sách và các quy trình quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thiện tổ chức và các hoạt động kiểm tra kiểm soát để tăng cường hơn nữa khả năng quản trị rủi ro tín dụng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu đặt ra của sự phát triển.

Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng được Techcombank xây dựng và thực hiện nhất quán trong toàn hệ thống, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá, cấp tín dụng và giám sát trong toàn hệ thống Techcombank đồng bộ và hiệu quả.

Năm 2005, Techcombank tiếp tục phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, tăng cường hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng. Tính đến thời điểm 31/12/2005, tỷ lệ nợ quá hạn trước dự phòng rủi ro tín dụng trong tổng dư nợ của Techcombank đạt 2,92% tổng dư nợ. Tổng dư nợ tín dụng tính đến 31/09/06 của Techcombank đạt khoảng hơn 7.301 tỷ đồng.

Techcombank cũng là một trong những ngân hàng sớm nhất áp dụng đầy đủ quy định mới của Ngân hàng Nhà nước về trích dự phòng theo phân loại nợ và tuân thủ các tỷ lệ an toàn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Techcombank Hà Nội.docx (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w