TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN HOÀI ĐỨC TỈNH HÀ TÂY
3.2.5 Thực hiện cơ chế chính sách phù hợp
Trước hết cần sớm xác định và thống nhất quan niệm để hoàn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống thanh toán trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội; không chỉ dừng lại ở hệ thống thanh toán qua ngân hàng; sớm ban hành luật thanh toán để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán; các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh toán; các kích thích mang tính đòn bẩy khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt; ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, tập trung, tương thích, ngang tầm trong phạm vi cả nước, với trung tâm thanh toán quốc gia là Ngân hàng Trung ương. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, mang tính quyết định về định hướng chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán của huyện.
Các văn bản pháp qui khác có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu…; cần được ban hành đồng bộ với cơ chế thanh toán hiện đại phù hợp với xu thế hội nhập.
Cần xây dựng cơ chế chính sách về thanh toán một cách đồng bộ, nhất quán, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện và CNTT. Ngân hàng Trung ương đóng vai trò quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, thông thoáng cho quá trình sử dụng, phát triển các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán; là người trực tiếp quản lý việc đầu tư xây dựng hệ thống thanh toán thống nhất giữa các ngân hàng; tổ chức, quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng. .
Các khách hàng chủ yếu của chi nhánh là doanh nghiệp nên chi nhánh cần có chính sách để thu hút vốn với giá rẻ, đồng thời tăng khối lượng TTKDTM qua chi nhánh. Chi nhánh cần có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có giao dịch lớn và thường xuyên như hạn chế các thủ tục giao dịch, điều chỉnh các thủ tục phí để thu hút và khuyến khích khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống chi nhánh có thể thoả thuận với khách hàng về tỉ lệ thấu chi
KẾT LUẬN
Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã và
đang là một trong những nước có tỷ lệ tiền mặt được sử dụng trong thanh toán, chi trả các khoản mua bán hàng hoá-dịch vụ cao nhất thế giới.Vì vậy hoạt động TTKDTM được coi là khâu quan trọng trong hoạt động ngân hàng.Trong những năm gần đây thanh toán không dùng tiền mặt đã có những chuyển biến tích cực, tỷ trọng thanh toán KDTM trong tổng phương tiện thanh toán tăng
Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng như: an toàn, thuận tiện, chính xác, nhanh chóng, làm tăng tốc độ quay vòng vốn, tăng khả năng kiểm soát quá trình lưu thông tiền tệ của ngân hàng. Song bên cạnh đó thì vẫn còn rất nhiều hạn chế như: thủ tục còn phức tạp, quyền lợi của các bên không đồng đều, công nghệ thông tin chưa được phát triển nhiều khi gây khó khăn cho người sử dụng…Do đó cần phải đổi mới và có giải pháp mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt
NHNo&PTNT huyện Hoài Đức với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên cùng với sự lãnh đạo điều hành đúng đắn của ban giám đốc đã
mang lại kết quả đáng kích lệ trong TTKDTM. Qua đó mang lại lợi ích cho khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng. Trong những năm tới NHNo&PTNT huyện Hoài Đức đã đưa ra những định hướng để hệ thống TTKDTM tại ngân hàng ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Sinh viên
NHTM: Ngân hàng thương mại
TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt
NHNo&PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn UNT: Uỷ nhiệm thu
UNC: Uỷ nhiệm chi NH: Ngân hàng
1. Giáo trình ngân hàng thương mại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân NXB Thống kê
2.Quản trị ngân hàng thương mại GS.TS L ê V ăn T ư
3.Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 của thống đốc NHNN 4.Thông tư 07/TT-NH ngày 27/12/1996 của thống đốc NHNN 5.Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của chính phủ 6.Tạp chí ngân hàng
7. Báo cáo tổng kết năm 2007; báo cáo kết quả kinh doanh 2005 -2007 Phòng Kế toán ngân quỹ NHN0PTNT Huyện Hoài Đức
8.Web: http:// www.sbv.gov.vn
http://thongtindubao.gov.vn