Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh 8 thành phố hồ chí minh..doc (Trang 43 - 48)

IV. Phân tích hoạt động tín dụng

3.3.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Bảng 5 : Tình hình huy động vốn qua ba năm

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

Chênh lệch qua các năm (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 TG không kỳ hạn 75.837 105.470 75.475 39 (28,43) TG có kỳ hạn 15.192 198.158 661.092 1.204 233,61 Trong đó: -Dưới 12 tháng 14.492 26.312 40.792 81,56 55 -Từ 12 tháng – 700 1.846 155.300 163, 7 8.312

24 tháng - Từ 24 tháng trở lên - 170.000 465.000 - 173,52 TG vốn chuyên dung 460 2.251 528 389,3 (76,54) TG tiết kiệm 125.579 110.862 203.166 (11,7) 83,26 Tiền ký quỹ 1.190 506 1.346 (57,4) 166 Tổng cộng 218.258 417.247 941.607 91,17 125,67 (Nguồn: Phòng kế toán)

Qua ba năm, ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh với tốc độ vượt bậc. Tuy nhiên, sự biến chuyển mạnh mẽ của nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn. Cụ thể như sau:

- Trong năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn đạt 198.158 triệu đồng, tăng đến 1.204% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 47,5% trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 6,96%). Trong đó:

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 26.312 triệu đồng, tăng 81,56% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 13,27% trong tổng vốn huy động có kỳ hạn (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 95,39%. Nguyên nhân tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao là do trong năm này tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng không phát sinh, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao và chính yếu trong cơ cấu vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn những năm sau.)

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 1.846 triệu đồng, tăng 163,7% so với năm 2005, và chiếm tỷ trọng 0,93% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 4,6%.)

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 170.000 triệu đồng. Đây là năm có phát sinh loại tiền gửi này, chiếm tỷ trọng 85,79% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn.

- Trong năm 2007, tiền gửi có kỳ hạn đạt 661.092 triệu đồng, tăng 233,61% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 70,2% tổng vốn huy động, trong đó:

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 40.792 triệu đồng, tăng 55% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 6,17% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn.

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng đạt 155.300 triệu đồng, tăng 8.312% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 23,49% trong tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn. Sở dĩ có sự biến động mạnh mẽ như vậy là do trong năm này, ngân hàng thực hiện mức lãi suất huy động hấp dẫn nhất từ trước đến nay. Bên cạnh đó, có sự đóng góp rất lớn từ các tổ chức kinh tế có quy mô lớn gửi tiền vào ngân hàng, khiến nguồn vốn huy động mà đặc biệt là tiền gửi kỳ hạn 12 đến 24 tháng tăng đột biến.

+Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên đạt 465.000 triệu đồng, tăng 173,52% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng là 70,33% trong tổng nguồn vốn huy động.

Còn tiền gửi không kỳ hạn thì lại biến động không ổn định. Trong năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn đạt 105.470 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 25,27% tổng vốn huy động (năm 2005 chiếm tỷ trọng là 34,75%). Trong năm 2007 thì tiền gửi không kỳ hạn lại giảm 28,43% (chỉ đạt 75.475 triệu đồng), chiếm tỷ trọng 8%. Nguyên nhân của sự thiếu ổn định này là do loại tiền gửi này thường là của những doanh nghiệp, của các tổ chức kinh tế đang hoạt động trên địa bàn chi nhánh, khi các tổ chức này tạm thời thừa vốn thì họ đến gửi tiền tại ngân hàng để đảm bảo tính an toàn cho nguồn vốn của họ, và họ sẽ gửi dưới hình thức không kỳ hạn, vì như vậy để khi họ có nhu cầu về vốn trở lại thì họ có thể rút tiền bất kỳ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu về vốn của họ.

Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cá biệt năm 2007 vốn huy động tăng hơn 100%. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho thấy khách hàng biết đến ngân hàng càng ngày càng nhiều hơn. Có được thành tựu khả quan như vậy là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh 8 có được những yếu tố tương đối tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như: gửi tiền có dự thưởng lãnh lãi khi đến hạn (có cơ hội trúng thưởng vàng 3 chữ A, trúng xe…), tặng quà khuyến mãi khách hàng, áp dụng linh hoạt nhiều mức lãi suất hấp dẫn. Bên cạnh đó, đạt được kết quả tích cực trên còn do tập thể cán bộ - công nhân viên đều có ý

thức tạo lập nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch để nâng cao năng lực huy động và tăng trưởng tín dụng.

3.3.3. Phân tích hoạt động sử dụng vốn

Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng có xu hướng gia tăng. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm

Đvt:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % tiềnSố % Doanh số chovay 259,97 478,33 979,35 218,36 83,99 501,02 104,74 Doanh số thu nợ 189,56 399,65 903,14 210,09 110,83 503,49 125,98 Dư nợ 165,92 306,77 745,98 140,85 84,89 439,21 143,17 Nợ quá hạn 22,96 19,45 21,87 -3,51 -15,28 2,42 12,44 (Nguồn: Phòng kế toán)

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Tỷ đồng DS cho vay

DS thu nợ Dư nợ Nợ quá

hạn

2005 2006 2007

Hình 6: Tình hình sử dụng vốn qua 3 năm

Qua bảng tổng hợp trên chúng ta có nhận xét sau:

Doanh số cho vay qua ba năm đều tăng. Cụ thể, năm 2006 tăng 218,36 tỷ đồng so với năm 2005 với tỉ lệ tăng 83,99%. Đến ngày 31/12/2007 doanh số cho vay là 979,35 tỷ đồng, tăng 501,02 tỷ đồng tương đương với tỉ lệ 104,74% so với năm 2006.

Doanh số thu nợ năm 2006 là 399,65 tỷ đồng, tăng 210,09 tỷ đồng so với năm 2005 và tỉ lệ tăng là 110,83%. Doanh số thu nợ năm 2007 là 903,14 tỷ đồng, tăng 503,49 tỷ đồng tương đương tỉ lệ 125,98% so với năm 2006.

Dư nợ năm 2006 tăng 140,85 tỷ với tỉ lệ tăng là 84,89% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ tăng 439,21 tỷ đồng với tỉ lệ tăng là 143,17% so với năm 2006.

Nợ quá hạn của năm 2006 là 19,45 tỷ; giảm 3,51 tỷ, tỉ lệ giảm là 15,28% so với năm 2005. Đây là điều đáng mừng nhưng nợ quá hạn của chi nhánh còn ở mức

cao. Đến ngày 31/12/2007 nợ quá hạn tăng lên 21,87 tỷ đồng, tăng 2,42 tỷ so với năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do theo chỉ định của chính phủ, cho vay để khắc phục hậu quả của đợt rét lịch sử ở miền bắc cuối năm 2007 đầu năm 2008.

3.3.4. Phân tích hoạt động tín dụng3.3.4.1. Tình hình cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh 8 thành phố hồ chí minh..doc (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w