- Cho hoạt động phát triển mạng lướ i: ngân hàng MHB tiếp tục chú
2.2.5 Chú trọng hơn cho chất lượng quản lý rủi ro dự án
Trong những năm qua, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn ở ngân hàng MHB nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần khác nói chung tồn tại ở mức trung bình 1.5 %, có thể đánh giá là thấp so với mức quy định chung của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy nhịên nguyên nhân của các khoản nợ khó đòi này chủ yếu là do chất lượng công tác quản lý rủi ro chưa cao. Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cho họat động của mình ngày càng tăng cao, cả lượng vốn vay và tính phức tạp của dự án vay vốn đều tăng cao nhanh chóng, kéo theo rủi ro họat động tín dụng của ngân hàng cũng tăng nhanh, gây thua lỗ lớn cho ngân hàng. Do vậy đối với việc thẩm định dự án trước khi ra quyết định cho vay vốn, cần thiết phải thực hiện nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thông qua những biện pháp chủ yếu:
- Tiến hành phân loại các loại rủi ro có thể xảy ra với dự án kể cả trong giai đoạn trước và sau khi dự án đi vào họat động, cần liệt kê một cách chi
tiết với từng nhóm khách hàng cụ thể để có biện pháp phòng ngừa với từng loại rủi ro khác nhau.
- Lập cẩm nang tín dụng bao gồm tất cả những phương pháp đảm bảo cho tín dụng đạt hiệu quả cao nhất, trong đó hướng dẫn cho cán bộ thẩm định những rủi ro có liên quan.,các cách giải quyết khắc phục. Quán triệt việc thẩm định tính toán đến yếu tố rủi ro đến mọi cán bộ thẩm định, liên tục kiểm tra và đôn đốc thực hiện cho đến khi thẩmđịnh rủi ro trở thành tất yếu của thẩm định dự án.
- Sử dụng những phương pháp riêng để tính toán rủi ro có thể có của các dự án.Thông thường, ngân hàng MHB tính toán rủi ro của dự án thông qua phương pháp phân tích độ nhạy,nhưng nên bổ sung một số những phương pháp dự báo khác như điều chỉnh lãi suất chiết khấu, điều chỉnh giá trị dòng tiền theo những điều kiện thực tế…
KẾT LUẬN
Năm 2007 đánh dấu bước phát triển vựơt bậc của hệ thống ngân hàng thương mại cả về chất lượng và uy tín. Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt với xu hướng tự do hoá, mở cửa thị trường tài chính ngân hàng. Cùng với xu thế đó, chiến lược phát triển của ngân hàng MHB có nhiều biến đổi để thích nghi với điều kiện thị trường.
Hoạt động kinh doanh và qúa trình phát triển của ngân hàng MHB đạt được những thành công đáng kể, nhất là ghi nhận trong sự cạnh tranh các ngân hàng vừa qua. Với việc nhìn nhận các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bạn đồng hành, việc cho vay theo dự án và thực hiện các hoạt động đầu tư với doanh nghiệp luôn được chú trọng. Trong đó, công tác thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn là công tác giữ một vị trí quan trọng đối với tình hình hoạt động của ngân hàng nói chung và uy tín của ngân hàng với khách hàng nói riêng.
Trong thời gian thực tập tổng hợp ở ngân hàng MHB, em đã có thời gian tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm làm việc từ nhiều cán bộ trẻ của ngân hàng. Nghiên cứu tìm hiểu về tình hình đầu tư cũng như công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn của ngân hàng, em xin đưa ra một số nhận xét đánh giá và định hướng giải pháp cho hoạt động đầu tư ngân hàng. Do thời gian thực tập và trình độ bản thân còn hạn chế, bài viết của em còn nhiều sai sót, mong Thầy giáo TS. Nguyễn Hồng Minh và các cán bộ Phòng Kinh doanh đ ã góp ý cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện