Đánh giá phát triển tâm thần vận động bằng test Denver

Một phần của tài liệu đánh giá sự phát triển tâm thần- vận động ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh ≤ 6 tuổi tại viện nhi (Trang 33 - 34)

42 bệnh nhân SGTBS đợc đánh giá phát triển tâm thần - vận động bằng test Denver I đều chậm so với tuổi thực một cách có ý nghĩa (p< 0.05), số bệnh nhân chậm phát triển mức độ nhẹ là nhiều nhất (20 bệnh nhân) chiếm 47,7% tổng số bệnh nhân; tiếp theo là nhóm chậm phát triển mức độ ranh giới (9 bệnh nhân) chiếm 21,4% tổng số bệnh nhân.Số bệnh nhân chậm phát triển mức độ vừa là 8, chiếm 19,1% và chậm phát triển mức độ nặng là 5, chiếm 11,9% tổng số bệnh nhân.Bệnh nhân có DQ thấp nhất là 25%, bệnh nhân có DQ cao nhất là 80%. DQ trung bình là 52,9 ± 19,6

ở khu vực cá nhân - xã hội, bệnh nhân của các nhóm tuổi từ 0 - 4 tuổi có trung bình tuổi PTCKV xấp xỉ một nửa tuổi thực trung bình (p < 0,05). Riêng nhóm tuổi 4 tuổi - tròn 6 tuổi có trung bình tuổi PTCKV là 43,1± 18,3 và tuổi thực trung bình là 61,2 ± 10,5 (bảng 3.6).

ở khu vực vận động tinh tế - thích ứng, trung bình tuổi thực gần gấp đôi trung bình tuổi PTCKV ở các nhóm tuổi từ 0 - 4 tuổi (p < 0,05). Nhóm tuổi 4 tuổi - tròn 6 tuổi có trung bình tuổi thực là 61,2 ± 10,5 và trung bình tuổi PTCKV là 37,1 ± 13,8 (bảng 3.7).

Khu vực ngôn ngữ, tuổi thực trung bình gần gấp đôi trung bình tuổi PTCKV ở các nhóm tuổi từ 0 - 4 tuổi (p < 0,05). Nhóm tuổi 4 tuổi - tròn 6 tuổi có trung bình tuổi thực là 61,2 ± 10,51 và trung bình tuổi PTCKV là 39,5 ± 15,7 (bảng 3.8)

Khu vực vận động thô, trung bình tuổi PTCKV xấp xỉ trung bình tuổi thực ở cả 5 nhóm tuổi (p < 0,05) - bảng 3.9

Nh vậy, ở cả 4 khu vực : cá nhân - xã hội, vận động tinh tế - thích ứng, ngôn ngữ và vận động thô chậm phát triển tơng đối đồng đều giữa các khu vực và giữa các nhóm tuổi. Trung bình tuổi PTCKV xấp xỉ một nửa trung bình tuổi thực ở các nhóm tuổi.

Một phần của tài liệu đánh giá sự phát triển tâm thần- vận động ở trẻ suy giáp trạng bẩm sinh ≤ 6 tuổi tại viện nhi (Trang 33 - 34)