Thực trạng vấn đề phân công và bố trí lao động tại Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Quang Hưng.docx (Trang 35 - 39)

II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH QUANG HƯNG

4.2.Thực trạng vấn đề phân công và bố trí lao động tại Công ty

3. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty

4.2.Thực trạng vấn đề phân công và bố trí lao động tại Công ty

Xuất phát từ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty giao cho từng phòng ban và các phân xưởng mà giám đốc, trưởng phòng, quản đốc sẽ có kế hoạch phân công bố trí lao động trong Công ty một cách hợp lý.

Hiện nay công ty áp dụng nhiều hình thức phân công lao động khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hình thức phân công lao động theo chức năng. Những hình thức phân công và bố trí lao động tại Công ty tuy chỉ mới phát huy được một số hiệu quả nhưng cũng chứa một số yếu tố không hợp lý, chưa phát huy được tính đoàn kết gắn bó giữa các bộ phận, phòng ban với nhau.

Nguồn: Phòng HC – NS

4.2.1. Phân công lao động theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.6 : Bảng phân tích số lượng lao động theo chức năng hoạt động sản xuất - kinh doanh

Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 Tổng số CBCNV 171 204 242 33 38 Tổng số CNSX 155 182 194 27 12 Số CN chính 152 176 186 24 10 Tổng số CNSX/Tổng số CBCNV 90,64% 89,21% 80,16% -1,43% -9,05% Tổng số CN chính/Tổng số CNSX 98,06% 96,70% 95,87% -1,36% -0,83% Nguồn: Phòng tổng hợp

Qua bảng số liệu ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên vẫn tiếp tục tăng lên từ năm 2005 đến nay. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 38 người trong đó số công nhân sản xuất tăng 12 người và tăng số công nhân sản xuất chính là 10 công nhân và còn lại tăng thêm 2 công nhân phụ. Cũng trong năm 2007 số lao động quản lý cũng tăng lên đáng kể là 26 người, bao gồm tăng thêm người cho bộ phận KCS, phòng tổng hợp, phòng kỹ thuật, lao động cho các phòng ban đảm nhận nhiều công việc khác nhau.

Số lượng lao đọng của công ty mấy năm trở lại đây biến động không ổn định tăng lên chủ yếu là lao động quản lý. Tuy rằng số công nhân sản xuất có tăng nhưng tăng không cao, tỷ trọng số CNSX với CBCNV giảm mạnh so với năm 2006 là 9,05%, và tỷ trọng này công ty nên xem xét lại việc tuyển chọn và bố trí nhân lực. Mặt

khác trong 3 năm trở lại đây tỷ trọng công nhân sản xuất chính liên tục giảm so với công nhân sản xuất và năm 2007 tỷ lệ giảm này là 0,83%.

4.2.2. Phân công lao động theo mức độ phức tạp công việc ( theo bậc).

Bảng 2.7 : Bảng phân công lao động theo trình độ lành nghề CBCN CBCV I II III IV V I 102 - - - - II - 25 1 - - III - 2 23 1 - IV - - 4 21 3 V - - - 1 11 Nguồn: Phòng tổng hợp CBCNBQ = 2.08 CBCVBQ = 2.04

Từ bảng tổng hợp này cho thấy hiện nay tại Công ty TNHH Quang Hưng, tình hình sử dụng nhân lực vẫn chưa đuợc hợp lý. Cụ thể là chỉ có 182 công nhân là làm đúng theo trình độ, độ phức tạp công việc. Còn lai 12 lao động hiện đang không làm đúng theo trình độ lành nghề của mình. Điều này gây lên sự lãng phí sức lao động cũng như lãng phí nhân lực, gây ảnh hưởng tới tâm lý người lao động, hạn chế tốc độ tăng năng suất lao động.

Mặt khác khi so sánh CBCNBQ và CBCVBQ ta cũng thấy tỷ lệ phù hợp là không cao. Để đánh giá kỹ hơn về việc sử dụng lao động với mức độ phù hợp về CBCN và CBCV theo từng tổ sản xuất tại Công ty ta có bảng tổng hợp mức độ phù hợp sau: Bảng 2.8: Bảng tổng hợp CBCNBQ, CBCVBQ các tổ sản xuất Tổ sản xuất CBCV CBCN So sánh (CBCV-CBCN) Tổ cắt 1 3 4 -1 Tổ cắt 2 3,5 4 - 0,5 Tổ may 1 2,5 2,5 0 Tổ may 2 3 2,5 +0,5 Tổ may 3 2,5 2 +0,5 Tổ may 4 2 2 0 Phân loại sản phẩm 4,5 4 +0,5

(KCS)

Nguồn: Phòng tổng hợp

Như vậy theo số liệu tổng hợp trên thì trình độ lành nghề của Công ty được đảm bảo trong các tổ sản xuất: Tổ may 1, tổ may 2, tổ may 3, tổ may 4, và bộ phận KCS phân loại sản phẩm. Trong khi ở các tổ sản xuất cắt 1 và tổ cắt 2 bị lãng phí sức lao động vì công nhân phải làm việc đòi hỏi trình độ lành nghề thấp hơn bản thân trình độ hiện có của họ. Hiện tượng này tạo tâm lý không tốt đến người lao động, họ dễ chán nản vì không có cơ hội thăng tiến do phải làm công việc có yêu cầu thấp hơn trình độ lành nghề.

4.2.3. Phân công theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp đào tạo

Bảng 2.9 : Bảng sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn nghề đựoc đào tạo

Phòng ban

Chuyên môn nghề được đào tạo Kinh tế Lao động Tài chính Kế toán Cơ điện Kỹ thuật may công nghiệp Quản trị kinh doanh Văn thư Phòng kỹ thuật 2 3 9 Phòng tổng hợp 2 4 4 Phòng HC - NS 3 1 Phòng KCS 10 Nguồn: Phòng HC - NS

Qua biểu số liệu sử dụng lao động theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo có thể thấy là tương đối phù hợp. Chính sự phù hợp này tạo nên sự đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên sự phân công bố trí lao động như thế vẫn chưa phát huy hêt năng lực làm việc của các nhân viên do các nhân viên có trình độ đào tạo chưa cao, kinh nghiệm còn hạn chế.

- Tại phòng kỹ thuật: Phụ trách các vấn đề kỹ thuật, quản lý máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất, lắp đặt, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất Chức danh quản lý kỹ thuật: phân bổ hai lao động tốt nghiệp trung cấp kinh tế nhận các nhiệm vụ phụ trách an toàn lao động, sản xuất và theo dõi mức lao động….

- Tại phòng tổng hợp: Phụ trách các mảng kế hoạch hàng năm, kỳ tổng hợp trình cấp trên về những nhu cầu sản xuất kinh doanh, kế hoạch sản xuất, kho và mảng tài chính của công ty. Phòng này cũng đảm bảo các nhân viên làm việc đúng chuyên môn nghề được đào tạo, các nhân viên trong phòng này đều được đào tao từ trung cấp trở lên và đảm nhận đúng chuyên môn của mình.

- Tại phòng hành chính nhân sự: Đảm bảo các nhân viên của phòng này làm việc đúng chuyên môn trình độ của mình. Phòng phân bổ một trưởng phòng với 4 năm kinh nghiệm và 3 nhân viên đều được đào tạo đúng chuyên môn tại các trường ĐH KTQD và CĐ Lao động xã hội, nhân viên trung cấp văn thư lưu trữ.

- Tại phòng KCS: Tất cả nhân viên đều được đào tạo kỹ thuật may tại các trường lớp do các công ty lớn tổ chức như Công ty may 10/10 và Công ty khác trong ngành, đồng thời họ đều đã từng đảm nhận các vị trí kiểm tra chất lượng từ những công ty này.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Quang Hưng.docx (Trang 35 - 39)