Một số bài học được rút ra cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia (MNC).doc (Trang 27 - 33)

- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Đây là việc làm cấp thiết nhất. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng cũng phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế. Bên cạnh đó cần xây dựng luật thuế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải quan cần giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các nước cần phải phối hợp với các nước cùng nhau hành động chống lại các

hành động chuyển giá mà các MNC gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các quốc gia. Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ cho việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này sẽ phải thường xuyên được cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia tại các quốc gia trên thế giới. Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển đi trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các quốc gia này đạt được áp dụng vào kinh tế Việt Nam, giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới, nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia này đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triển kinh tế.

Mặc dù có nhiều giải pháp đã được áp dụng hiệu quả tại các nước, nhưng không phải vì thế mà tất cả đều phù hợp với Việt Nam. Việt Nam vẫn sẽ không ngững học hỏi, giao lưu để tiến tới đồng bộ về lượng và chất để có thể áp dụng đươc các giải pháp hiệu quả đó. Một ví dụ điển hình là giải pháp quản lý rủi ro trong chuyển giá. Đây là vấn đề khó khăn ngay cả với các quốc gia phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, Việt Nam không có nhiều các tập đoàn đa quốc gia, cũng như kinh nghiệm trong vấn đề tranh chấp quốc tế, nên việc áp dụng các quy định quản lý rủi ro trong chuyển giá sẽ phát sinh nhiều thủ tục giấy tờ và chưa chắc đã có lợi cho Việt Nam.

Hoàn thiện các văn bản pháp lý kiểm soát chuyển giá

Để tăng cường công tác kiểm soát đối với hoạt động chuyển giá, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông tư 66 nêu trên có phạm vi áp dụng đối với tất cả các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hoá dịch vụ trong quá trình kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Thông thường, hai DN trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong 13 trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết, cụ thể:

1- Một DN nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư chủ sở hữu của DN kia;

2- Cả hai DN đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

3- Cả hai DN đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba;

4- Một DN là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN kia;

5- Một DN bảo lãnh hoặc cho một DN khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của DN đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay;

6- Một DN chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một DN khác với điều kiện số lượng các thành viên được DN thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của DN thứ hai; hoặc một thành viên được DN thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của DN thứ hai; 7- Hai DN cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

8- Hai DN được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;

9- Hai DN có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

10- Một DN sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một DN khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn sản phẩm;

11- Một DN cung ứng trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra của một DN khác;

12- Một DN kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ của một DN khác;

Trong Thông tư còn quy định các DN có quan hệ giao dịch liên kết phải có trách nhiệm kê khai các thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu quy định. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai “Thông tin về giao dịch liên kết” cùng với thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN.

Chuyển giá đã được các nhà hoạch định chính sách tài chính Việt Nam xác định là một vấn đề cần được quan tâm quản lý khi mà ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu chuyển giá trong giao dịch có yếu tố nước ngoài. Tính đến nay, Thông tư 117/2005/TT-BTC có thể được xem là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá chi tiết về biện pháp chống chuyển giá bằng phương pháp định giá chuyển giao. Ý nghĩa của việc định giá chuyển giao là xác định lại giá giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết nhằm đưa giá giao dịch liên kết về đúng với giá thị trường. . Thế nhưng TT117/2005/TT-BTC mới chỉ có thể là những bước đầu trong quá trình xây dựng một cơ sở pháp lý điều chỉnh về một quan hệ xã hội - ở đó có những giằng kéo về mặt lợi ích giữa Nhà nước và đối tượng nộp thuế, xa hơn là lợi ích của cả một cộng đồng. Bước đầu, nội dung các quy định này không thể tránh khỏi sự phức tạp, khó hiểu, các vấn đề pháp lý được đặt ra còn nhiều điều phải bàn cãi - như tính cưỡng chế chưa cao, căn cứ để cơ quan thuế áp giá chưa rõ ràng. Các chủ thể nằm trong đối tượng bị điều chỉnh của văn bản này, cũng như bộ phận chuyên quản thuế sẽ không dễ để thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nhằm nâng cao tính hiệu quả của các văn bản luật:

• Khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù hợp với mục tiêu quản lý kinh tế của chính phủ. Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và độ trễ không quá lớn so với thực tiễn.

• Các văn bản luật khi ban hành phải thống nhất, không chồng chéo lên nhau, văn bản luật này qui định trái ngược với văn bản luật kia làm cho các doanh nghiệp và người thực thi luật lúng túng trong việc áp dụng.

• Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được phổ biến nhanh chóng, tránh các trường hợp nghị định đã có nhưng thông tư hướng dẫn của bộ ngành chưa được ban hành triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh nghiệp lúng túng khi các vần đề phát sinh.

Ngôn ngữ trình bày trong văn bản luật phải rõ ràng, không dùng những từ ngữ mập mờ gây dễ hiểu nhầm và các đối tượng xấu dựa vào đó để lách luật. Đồng thời ngôn ngữ rõ ràng sẽ giúp cho

các cơ quan thi hành luật thực hiện nhất quán trong việc hành xử với doanh nghiệp. Tránh trường hợp mỗi cơ quan hiểu mỗi cách khác nhau, gây nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp.

Ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam

Vấn đề về việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, vì vậy sự mất giá của đồng tiền sẽ là động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá nhằm bảo tồn vốn đầu tư của họ. Do đó Chính phủ cần phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính đưa ra các biện pháp tài chính nhằm kiểm soát và ổn định đồng tiền, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo tâm lý tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Cải cách chính sách thuế

Việt Nam là nước đang phát triển nên ngoài việc tận dụng nguồn lực trong nước chúng ta rất cần

đến sự giúp đỡ của nguồn lực từ các quốc gia khác. Tuy nhiên bên cạnh việc có những chính sách nhằm tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế chúng ta phải quan tâm đến vấn đề hạn chế các hoạt động chuyển giá của các MNC. Việc thu hút vốn đầu tư không khó, cái khó là quản lý như thế nào để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội mà chúng ta đề ra. Dựa vào chênh lệch thuế suất thuế TNDN thì Chính phủ Việt Nam cũng từng bước tiến hành giảm thuế suất, mở rộng diện chịu thuế nhằm khuyến khích sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển và đồng thời bảo đảm nguồn thu.

Ngoài thuế TNDN ra thì Chính phủ cũng cần quan tâm đến việc cải cách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì thuế suất phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết, xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu, tránh trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và công nghệ lỗi thời với chi phí cao. Thông qua việc thiết lập danh mục nhập khẩu sẽ hạn chế được các doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ lỗi thời với giá cao. Danh mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất khẩu hàng hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia khác nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại với các quốc gia bạn và làm giảm gánh

nặng về thuế cho các nhà đầu tư. Việc tránh đánh thuế hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường nhắm vào các loại thu nhập như cổ tức, tiền lãi vay, thu nhập tiền bản quyền hay lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

Khi ký kết các hiệp định tránh đánh thuế trùng thì cơ quan thuế của các quốc gia mới có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các MNC có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Thông qua các hiệp định này thì các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát và chống chuyển giá.

Giải pháp mang tính chất kỹ thuật

Khi xem xét một tập đoàn kinh tế có thực hiện hành vi chuyển giá hay không, đặc biệt là trong nội bộ tập đoàn, thì việc xem xét các phương thức định giá và phân loại các giao dịch nội bộ là hết sức quan trọng để có thể phát hiện yếu tố gian lận. Thông thường các nghiệp vụ mua bán trong nội bộ một tập đoàn được chia thành các nhóm chính sau: mua bán trao đổi nguyên vật liệu và hàng hóa, mua bán tài sản cố định, chuyển giao công nghệ hoặc nhãn mác, cung cấp các dịch vụ tài chính. Các nghiệp vụ giao dịch nội bộ nêu trên hầu như đã xuất hiện tại Việt Nam và trong các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế cũng đã phát hiện và xử lý về mặt thuế các trường hợp gian lận. Như vậy chúng ta nên xây dựng giá giao dịch dựa trên cơ sở nào? Theo quan điểm của OECD (lấy giá bán theo căn bản giá thị trường – APL làm cơ sở cho việc tính giá chuyển giao trong nội bộ MNC hay theo quan điểm của Mỹ là lấy lợi nhuận làm căn bản để đánh giá các hoạt động chuyển giao. Thật ra cả hai quan điểm đều là hai phương pháp để đi đến một mục đích là hạn chế tiêu cực trong quá trình tính giá trong các giao dịch nội bộ của MNC. Cả hai phương pháp này đã có từ lâu và được các quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi. Vì vậy thiết nghĩ Việt Nam không cần thiết phải xây dựng phương pháp mới mà chỉ cần áp dụng các phương pháp này sao cho phù hợp với tình hình kinh tế tại Việt Nam. Trong các phương pháp này thì mỗi phương pháp đều có một số điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, vì vậy mà tùy từng trường hợp cụ thể thì cơ quan thuế có thể áp dụng phương pháp cho phù hợp, và nếu cần thiết cũng có thể kết hợp hai hay ba phương pháp lại với nhau để có được kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Chuyển giá tại các công ty đa quốc gia (MNC).doc (Trang 27 - 33)