Chuyển giá trong ngàn hô tô:

Một phần của tài liệu Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý.doc (Trang 53 - 57)

II. Thực trạng chuyển giá tại các công ty đa quốc gia 1 Tình hình chuyển giá toàn cầu:

3. Các trường hợp chuyển giá cụ thể: 1 Cocacola:

3.2. Chuyển giá trong ngàn hô tô:

Hơn 60 hoạt động thương mại toàn cầu là giao dịch có khả năng chuyển giá, và ngành công nghiệp ô tô cũng không tránh khỏi tình trạng này. Theo giới chuyên doanh ô tô, giá xe của các liên doanh gấp 1,5 - 2 lần so với Thái Lan và 2,7 lần so với Nhật Bản. Giá xe liên doanh tương đương hoặc chỉ thấp hơn một chút so với giá xe nhập. Số liệu khảo sát mà thanh tra Bộ Tài chính công bố cho thấy, giá xe Toyota Corolla 1.8 sản xuất tại Việt Nam vào thời điểm 8/11/2008 là 19.532 USD, trong khi xe cùng loại bán ở nước ngoài là 15.350 USD. Xe Toyota Camry 3.5 sản xuất trong nước có giá 38.510 USD, còn giá thế giới dao động từ 24.215 - 28.695 USD. Sở dĩ giá ô tô ở Việt Nam cao như vậy là do những bất cập của chính sách thuế và tình trạng nâng giá đầu vào linh kiện của các MNC.

Thuế nhập khẩu đối với ô tô nguyên chiếc là 60%, trong khi thuế nhập khẩu linh kiện chỉ khoảng 20%. Chính sự chênh lệch này đã tạo điều kiện cho các MNC thực hiện chuyền giá thông qua việc nâng cao giá trị đầu vào của linh kiện. Chẳng hạn cùng một linh kiện có nguồn gốc Nhật Bản nhưng giá xuất sang Việt Nam cao hơn giá xuất sang Thái Lan. Ví dụ, giá một linh kiện thực chất chỉ khoảng 20 USD, nếu áp dụng thuế dành chi linh kiện nhập khẩu khi về đến Việt Nam thì chỉ với giá 24$, nhưng họ đã tìm cách chuyển giá và nâng giá linh kiện nhập khẩu lên 32$ (tương ứng mức thuế 60% cho ô tô nguyên chiếc; dẫn đến tình trạng giá xe nhập nguyên chiếc vẫn luôn tương tương giá xe lắp ráp tại Việt Nam.. Các công ty lắp ráp tính lợi nhuận trên sản phẩm đã chuyển giá nên lúc nào cũng có thể nói “lợi

nhuận chúng tôi thấp lắm”. Trên thực tế, lợi nhuận này là khổng lồ và công ty mẹ cung cấp linh kiện sẽ lãnh trọn. Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa của ô tô rất thấp, không đúng với cam kết trong giấy phép đầu tư ban đầu, trong khi giá linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chiếm tới 48% giá bán ô tô thành phẩm. Như vậy cũng có thể thấy được các MNC thành viên đã chiếm được khoản lợi nhuận lớn từ việc chuyển giá. Đáng chú ý là Cơ quan thuế của Anh cũng đang xem xét hành vi chuyển giá của Nissan Motor (GB) từ năm 1990. Các nhà chức trách cho rằng thông qua giá nhập khẩu xe và các bộ phận, Nissan đã báo cáo sai sự thật lợi nhuận của họ ở Anh giảm tới 400 triệu bảng và thêm rằng “chuyển giá làm cho tất cả các cơ quan thuế lo lắng

Không chỉ có vậy, mức thuế thu nhập doanh nghiệp khác nhau giữa các quốc gia cũng là động lực thúc đẩy chuyển giá ô tô. Các MNC sẽ chuyển thu nhập về nơi có thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn để tối đa mức lợi nhuận của mình. Thí dụ, một doanh nghiệp sản xuất xe hơi tại Thái Lan với giá 9.000 USD. Chi phí để quảng cáo và bán chiếc xe đó tại Việt Nam là 1.000 USD. Công ty đó có thể nâng giá bán cho doanh nghiệp Việt Nam lên 10.000 USD, và bán lại xe tại Việt Nam với giá 10.000 USD.

Về tổng thể, công ty đã có lời 1.000 USD và phải đóng thuế tại Thái Lan thay vì Việt Nam. Nếu tại Thái Lan công ty đang được ưu đãi thuế, thì khoản lãi này sẽ được miễn thuế toàn bộ. Như vậy, nếu giá đầu vào cao, lợi nhuận của công ty tại Việt Nam sẽ giảm và Nhà nước Việt Nam sẽ thất thu thuế. Tuy nhiên lợi nhuận của cả tập đoàn sẽ không đổi (vì lợi nhuận tại Việt Nam đã được chuyển sang cho công ty con khác ở Thái Lan).

Ngoài những trường hợp như trên thì khi liên doanh các MNC còn thực hiện chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền cao. Một ví dụ cho việc này là liên doanh Mecedes- Benz (Đức) chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 9,6 triệu USD, công ty Mitsubishi Motor Corporation

(Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 4,4 triệu USD. Các khoản phí này có xu hướng tăng dần qua các năm và hậu quả là phía liên doanh Việt Nam chịu lỗ liên tiếp do chi phí quá cao, trong khi liên doanh nước ngoài vẫn nhận đủ tiền bản quyền.

Để kết lại phần này, chúng ta xét trường hợp chuyển giá cụ thể của tập đoàn ô tô Toyota. Việc chuyển giá của tập đoàn Toyota bằng cách chuyển thu nhập tới những nơi có thuế TNDN thấp. Doanh thu nội địa trong sổ sách kế toán của Toyota (UK) tính đến ngày 31 Tháng Ba 2003 thì công ty này đã bị lỗ trước thuế là 116 triệu bảng Anh trong khi doanh thu bán hàng là 1,4 tỷ bảng Anh, trong khi đó Toyota (GB), là chi nhánh phân phối và bán hàng lại có lợi nhuận là 3 triệu bảng Anh trên doanh thu bán hàng là 1,5 tỷ bảng Anh. Các nhà máy sản xuất của Toyota ở châu Âu đều tập trung tại Anh và Pháp, và Toyota cũng tuyên bố lợi nhuận hoạt động ở khu vực châu Âu của mình trong sổ sách kế toán so với tập đoàn ở Nhật Bản trong cùng thời kỳ. Nhưng lợi nhuận lại không phát sinh tại UK, bởi đây là một trong nơi có luật thuế TNDN cao nhất ở châu Âu.

3.3. Google

Năm 2008, Google phải đóng khoản thuế thu nhập doanh nghiệp 450 triệu bảng Anh, tương đương với 724 triệu USD. Tương ứng với mức doanh thu từ quảng cáo tại Anh của Google đạt 1,6 tỷ bảng, nếu đổi ra đô la tì khoảng 2,57 tỷ USD và bằng 14% doanh thu toàn cầu của hãng. Tuy nhiên, trên thực tế công ty này không phải đóng một xu.

Dựa trên hồ sơ tại cơ quan hải quan Hoàng gia Anh, Google chỉ đóng một khoản khiêm tốn 141.519 bảng một số loại thuế má khác. Tuy nhiên theo nhà kế toán Richard Murphy, người đã theo dõi hồ sơ thuế của Google từ lâu, khẳng định rằng nhiều cá nhân và một số nhân viên của Google còn phải đóng thuế cao hơn.

Lí do chính mà Google lách luật thành công vì họ chọn đặt trụ sở chính văn phòng châu Âu ở Dublin, Ireland, và tất cả doanh thu thu được từ hoạt động quảng cáo tại Anh đều được rót về Ireland. Nhờ đó, Google né được sự kiểm soát của Anh, nơi đánh thuế doanh nghiệp khá cao từ 28 đến 30%. Thay vào đó tại Ireland, hóa đơn thuế của Google nhẹ nhàng hơn nhiều, chỉ ở mức 12,8 đến 15%.

Không chỉ thế, Google vẫn tiếp tục tìm cách tối giản số tiền phải đóng. Công ty này sử dụng một thủ thuật vốn được các tập đoàn dược, quảng cáo đa quốc gia vẫn hay dùng là "chuyển giá quốc tế" (transfer pricing). Theo đó, họ kê khai chi phí lên thật cao tại những nơi đánh thuế cao, và hưởng lợi tại những nơi đánh thuế thấp. Những thủ thuật lách thuế này không trái luật. Nhờ đó, tại Dublin, trong năm 2008, Google chỉ phải đóng 6,7 triệu bảng Anh tiền thuế, tương đương với khoảng 10,8 triệu USD.

3.4. Enron

Được thành lập từ năm 1985, Enron nhanh chóng trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng. Với trụ sở chính tại bang Texas của Mỹ, công ty có hoạt động ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty đã mở rộng dần từ vận chuyển và phân phối khí đốt sang buôn bán xăng dầu và khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và cung cấp điện.

Lãnh đạo Enron đã không chịu đứng ở lĩnh vực sản xuất và buôn bán năng lượng mà lại nhảy sang những lĩnh vực dịch vụ tài chính trong ngành năng lượng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đầy mạo hiểm và cần rất nhiều vốn. Để che giấu việc công ty đã vay quá khả năng chi trả, lãnh đạo Enron đã lợi dụng kẽ hở luật pháp để lập ra các công ty con mà không khai báo tài chính.Với việc bảo đảm tỷ lệ sở hữu của bên thứ 3 lớn hơn 3% (thoả mãn điều kiện không phải hợp nhất BCTC của các công ty con), Enron đã đạt được mục tiêu “phù phép” của mình (tất nhiên đây chỉ

là một trong nhiều thủ thuật đã được Enron sử dụng). Tập đoàn Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con và tất cả hệ thống công ty mẹ - con khổng lồ này đã giấu nhẹm những lỗ lã, rủi ro, trong khi đó lại phóng đại lợi nhuận và tài sản. Ví dụ như các khoản nợ 22 tỉ USD của Enron bị đánh giá thấp hơn một nửa, chỉ báo cáo 10 tỉ USD. Ngay sau đó, Quốc hội Mỹ đã phải ra một luật mới về quy chế tài chính cho công ty mẹ - con, và trách nhiệm của kiểm toán.

Enron đã phát triển những chiến lược chuyển giá rất đa dạng để chuyển thu nhập tới những nơi có thuế thấp hoặc không có thuế. Với những lời khuyên từ Arthur Andersen, Deloitte & Touche, Chase Manhattan, Deutsche Bank, Bankers Trust và một số công ty luật, tập đoàn năng lượng khổng lồ của Mỹ Enron đã tạo ra 3.500 chi nhánh và công ty con trong và ngoài nước tại những nơi như Turks & Caicos, Bermuda và Mauritius. Trong đó có 441 công ty và chi nhánh được thành lập ở Cayman Islands, nơi mà lợi nhuận doanh nghiệp không bị đánh bất kỳ loại thuế nào. Cụ thể như: Lợi nhuận 1,785 tỷ USD của Enron từ năm 1996 đến năm 2000 thì không nộp thuế. Nó cũng tránh thuế ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và Hungary.

Một phần của tài liệu Chuyển giá thông qua hình thức nâng chi phí các đơn vị hành chính và quản lý.doc (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w