III. Thunhậptrước thuế
6.3. Các nhân tố cơ bản tạo nên thành công trên.
Để đạt được những thành công kể trên là nhờ rất nhiều nhân tố góp thành. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chủ yếu sau:
Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong những năm gần
đây cao, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng:
Bảng2.11: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2002 - 2007
Năm 2002 2003 2004 200 5 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng GDP(%) 7,08 7,34 7,9 8,4 8,17 8,5 Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2006, Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong nền kinh tế Việt Nam, sự kiện này tác động đến mọi mặt của nền kinh tế.
Gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế như: thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa... Có thể nói, đây là thời kỳ vàng son của nền kinh tế Việt Nam.
Năm 2007, Việt Nam tiếp tục từng bước hội nhập kinh tế, với phương châm: tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, số lượng kèm chất lượng. Ra nhập WTO, thời cơ lớn nhưng thách thức không nhỏ, để đạt được tốc độ tăng là
8,5%, và hơn thế nữa vào các năm tiếp theo, đòi hỏi sự có gắng của tất cả các bộ,ngành trong nền kinh tế. Và đó là một tương lai không xa.
Kinh tế tăng trưởng góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, ngày càng được cải thiện đáng kể..
Bảng2.12: Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước giai đoạn
2005 – 2007
Đơn vị tính: USD
Năm 2005 2006 2007
Thu nhập bình quân đầu người 638 721 723
Dự kiến đến cuối năm 2008, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam phải tầm 960USD trong 1 năm.
Kinh tế cao cùng thu nhập cải thiện có tác dụng thúc đẩy nhu cầu sống của người dân tăng: nhu cầu mua ôtô nhiều hơn. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô của VPBank.
Sự lãnh đạo sáng suốt của HĐQT và Ban điều hành
Một nguyên nhân quan trọng nữa góp phần làm nên thành công của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô chính là sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của HĐQT và Ban điều hành VPBank cũng như của chi nhánh. Họ là những người tâm huyết với Ngân hàng , cùng Ngân hàng vượt qua nhiều khó khăn khi đứng trên bờ vực phá sản. Việc ban hành kịp thời “ thể lệ cho vay mua ôtô đã qua sử dụng” ngay sau khi có Nghị định 12 của chính phủ cho phép nhập khẩu ôtô, việc thay đổi logo, việc quyết định chấp thuận gọi vốn từ nước ngoài...là những quyết định nhạy bén, linh hoạt và sáng suốt của HĐQT và
Ban điều hành đã mang lại thành công của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô và tạo lên thương hiệu VPBank.
Đội ngũ cán bộ nhân viên VPBank Trần Duy Hưng
Một trong những vấn đề được Chi nhánh quan tâm hàng đầu là chất lượng đội ngũ nhân viên. Chất lượng đội ngũ nhân viên của VPBank Trần Duy Hưng luôn được chú ý nâng cao. Đây cũng là động lực chính đóng góp phần tạo nên thành công của Chi nhánh cũng như hoạt động cho vay trả góp mua ôtô. Với việc nắm rõ quy trình nghiệp vụ của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô cũng như các điều luật có liên quan đã giúp họ đưa ra các quyết định cho vay chính xác. Bên cạnh đó, sự tận tình chu đáo của từng cán bộ tín dụng đã tạo uy tín và hình ảnh tốt về Ngân hàng cho từng khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách hàng đến ngân hàng hơn. Chi nhánh hiện có 25 cán bộ nhân viên, trong đó có tới 20 người có trình độ đại học và trên đại học, còn lại là cao đẳng.Lợi thế về nguồn nhân lực của VPBank được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng2.13: Trình độ nguồn nhân lực của VPBank giai đoạn 2005 -
2007
Năm Số lượng lao động
Trình độ chuyên môn
Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp Số lượng Tỷ trọng(%) Số lượng Tỷ trọng(%)
2005 005
804 715 88,93 89 11,07
006 2 2 007
2.046 1.807 88,31 239 11,68
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005,2006,2007
Để khẳng định lợi thế nhân lực của VPBank , dưới đây xin đưa ra tỷ lệ cơ cấu trình độ tại một số ngân hàng Việt Nam năm 2007.
Bảng2.14: Trình độ nguồn nhân lực của một số NHTM năm 2007
Ngân hàng Đại học trở lên (%) Dưới đại học
NH Đầu tư và phát triển 72% 29%
NHTMCP Kỹ Thương 89% 11%
NHTMCP Đông Nam Á 69% 31%
Nguồn: Tổng cục thống kê
6.4.Những hạn chế của việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô tại VPBank Trần Duy Hưng
Việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô đã đạt được nhiều thành công đáng mừng. Tuy vậy, bên cạnh đó, hoạt động này còn tồn tại một số hạn chế sau:
Phương thức giải ngân hạn chế
Sau khi HĐQT/Ban tín dụng chấp thuận cho khách hàng vay vốn, việc giải ngân sẽ tiến hành theo một trong hai phương thức sau:
Thứ nhất, giải ngân theo giấy hẹn. Theo cách này, ngay sau khi khách hàng có phiếu hẹn lấy đăng ký xe, VPBank sẽ giải ngân. Ưu điểm của phương thức này là thời gian từ khi có quyết định cấp tín dụng đến lúc giải ngân nhanh, qua đó đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, vì vậy sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến ngân hàng vay vốn.
Tuy vậy, phương thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Ngân hàng do những nguyên nhân sau:
Rủi ro xuất phát từ tư cách đạo đức khách hàng
Một hạn chế rất lớn của phương thức này là: sau khi đưa giấy hẹn lấy xe cho nhân viên A/O, khách hàng vẫn có thể lấy lý do là mất giấy hẹn và quay trở lại cơ quan đăng ký để làm thủ tục lấy đăng ký xe mà không thông qua Ngân hàng
Nhân viên A/O làm mất giấy hẹn đăng ký xe của khách hàng
Nếu nhân viên A/O làm mất giấy hẹn lấy đăng ký xe của khách sẽ làm chậm chễ trong việc lấy đăng ký xe, điều này có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Thứ hai, giải ngân theo đăng ký xe. Theo cách này, VPBank chỉ giải ngân cho khách chỉ khi khách hàng đã lấy được đăng ký xe. Ưu điểm của phương thức này là an toàn hơn vì Ngân hàng là người giữ bản chính giấy đăng ký xe. Nhược điểm của phương thức này là thời gian giải ngân cho khách hàng lâu, do vậy sẽ không thu hút được nhiều khách hàng vì khách hàng luôn muốn có xe càng sớm càng tốt.
Chưa có sự liên kết, hợp tác với công ty bảo hiểm
Một thủ tục bắt buộc đối với khách hàng khi muốn vay trả góp mua ôtô là phải mua bảo hiểm vật chất cho chiếc xe và người thụ hưởng là VPBank. Do vậy, việc hợp tác, liên kết với công ty bảo hiểm là một việc rất quan trọng vì khi đó quy trình thực hiện cũng như rủi ro có thể xảy ra sẽ được xử lý nhanh hơn, và chi phí bảo hiểm cho khách hàng khi đó chắc chắn sẽ thấp hơn.
Nhưng hiện nay, VPBank vẫn chưa chú ý hợp tác với công ty bảo hiểm mà lại dành hết sự quan tâm cho các hãng xe. Hạn chế này có ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ôtô.
Thị phần hạn chế
Dù việc mở rộng cho vay trả góp mua ôtô có nhiều thành công đáng kể. Tuy vậy, so với các Ngân hàng khác, đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài như: ANZ, HSBC...thì thị phần của VPBank Trần Duy Hưng trên địa bàn hoạt động vẫn còn rất nhỏ. Hơn nữa, trong thời gian qua, nhu cầu mua ôtô trả góp của người dân là rất lớn, nhưng do những hạn chế về vốn điều lệ nên khả năng cung ứng sản phẩm này của ngân hàng vẫn còn chưa tốt
Chưa có tên gọi riêng cho sản phẩm cho vay trả góp mua ôtô để có thể phân biệt với các sản phẩm cùng loại của Ngân hàng khác
Để thu hút và tạo ấn tượng cho khách hàng, VPBank cần phải gắn sản phẩm với một tên gọi cụ thể, dễ nhớ và phản ánh đầy đủ thuộc tính của sản phẩm. Hiện nay trên thị trường cho vay trả góp mua ôtô, một số Ngân hàng đã đưa ra được tên gọi cho sản phẩm như: Ngân hàng Quốc tế với sảm phẩm: ôtô quốc tế, Ngân hàng Kỹ thương với sản phẩm: ôtô xịn...
Chưa thực hiện phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán xe
Hiện nay, VPBank nói chung và VPBank Trần Duy Hưng nói riêng chỉ thực hiện phương thức cho vay trực tiếp đối với người mua, còn phương thức cho vay gián tiếp thông qua đại lý bán xe vẫn chưa được triển khai
Trong phương thức cho vay trực tiếp, đại lý bán xe đóng vai trò trung gian. Còn với phương thức cho vay gián tiếp thông qua đạo lý bán xe, đại lý
trực tiếp tham gia vào quá trình cho vay của Ngân hàng. Trong đó, đại lý bán xe chịu trách nhiệm thu tiền của khách hàng, sau đó nộp lại cho ngân hàng. Thực hiện theo phương thức này, Ngân hàng sẽ giảm được chi phí, rủi ro và trách nhiệm được san sẻ cho đại lý bán xe.