Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của của Ngân hàng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG (2).DOC (Trang 33 - 34)

II. Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng

3.2.5.2. Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của của Ngân hàng

Đó là biện pháp Ngân hàng sử dụng để thu hồi sau khi đã dùng biện pháp ngăn ngừa nhưng tình hình tài chính của người vay không tốt hoặc người vay cố tình không trả nợ cho Ngân hàng, cụ thể: Ngân hàng làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không phải dựa vào công cụ pháp lý để ép buộc thu hồi. Thanh lý là quá trình Ngân hàng bắt buộc người vay phải tuân theo các điều khoản các hợp đồng tín dụng bằng cách vận dụng tất cả các cộng cụ pháp lý và sự giúp đỡ của cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp cho đến khi thu hồi được nợ. Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng đối với các khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ khác và chi việc thu hồi nợ.

Biện pháp khai thác: ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, môi trường pháp lý gần như hoàn thiện nên hầu hết các khoản nợ của Ngân hàng đều áp dụng biện pháp khai thác. Nghĩa là, người vay được phép khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên người vay phải có thái độ thành khẩn với các khoản vay và chi trả thoả đáng, áp

dụng biện pháp khai thác để xử lý các khoản nợ khó đòi giống như một chương trình phục hồi mà Ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Các biện pháp cụ thể là:

- Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận. Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể giải pháp cho vay, tiếp vốn để gia tăng sức mạnh tài chính của khách hàng, khôi phục lại sản xuất kinh doanh.

- Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng.

Biện pháp thanh lý: Trong trường hợp thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản cho vay khó đòi.

- Nếu các khoản cho vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.

- Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì Ngân hàng phải chịu sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thụ án dân sự.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG (2).DOC (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w