Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM 2015.doc (Trang 33 - 38)

Tăng trưởng kinh tế

Các năm gần đây, kinh tế thế giới luôn luôn tăng trưởng, đặc biệt năm 2010 đạt mức tăng trưởng trên 5%. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, có dấu hiệu khủng hoảng lương thực, tài chính; giá vàng, xăng dầu và các nguyên liệu cơ bản khác tăng đột biến. Đến tháng 9 năm 2010 đã hiện rõ các khủng hoảng về tài chính và chính phủ các nước cũng đã có biện pháp khắc phục, giá một số nguyên nhiên liệu giảm xuống.

Nhưng thời gian qua cũng là thời kỳ đánh dấu nhiều thành công của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó nỗi bật nhất là sự kiện Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam.

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP Đơn vị tính: %

Năm 1999, do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống còn 4,9%. Tuy nhiên đến năm 2000, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,79% và liên tục tăng đều đến năm 2007, từ năm 2008 đến 2010 tốc độ tăng GDP có phần giảm hơn so với những năm trước.

Khi nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đầu tư không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà còn xuyên quốc gia…làm phát sinh mạnh mẽ các nhu cầu dịch vụ đòi hỏi ngân hàng cung cấp từ dịch vụ thanh toán, bảo lãnh và chuyển đổi ngoại tệ…. Chính vì thế, khi nền kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng theo.

Hoạt động xuất nhập khẩu

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Đơn vị tính: triệu USD

Năm 2008 2009 2010 Xuất khẩu 69.360 55.600 71.630 Nhập khẩu 81.460 67.200 84.000 Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GDP 4,9 6,79 6,9 7,08 7,34 7,8 8,43 8,17 8,.3 6,23 5,32 6.78

0 20000 40000 60000 80000 100000 2008 2009 2010 Xuất khẩu Nhập khẩu

Hình 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm như: Xuất khẩu năm 2008 là 69.360 triệu USD, năm 2009 là 55.600 triệu USD, năm 2010 là 71.630 triệu USD. Nhập khẩu năm 2008 là 81.460 triệu USD, năm 2009 67.00 triệu USD, năm 2010 62.682 triệu USD. Hoạt động xuất khẩu tăng lên làm nảy sinh nhu cầu dịch vụ ngân hàng như: chiết khấu bộ chứng từ, chuyển đổi ngoại tệ, vay vốn để sản xuất….

Hoạt động đầu tư

Trong những năm gần đây, việc thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đã có những chuyển biến tích cực. Chính phủ đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, vốn đầu tư toàn xã hội đã có sự gia tăng đáng kể. Nhiều thị trường xuất nhập khẩu mới mở ra như thị trường Mỹ, đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 393,5 ngàn tỷ đồng. Trong ba khu vực kinh tế phân theo thành phần sở hữu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, 2009 tăng 12,41% so với 2008. Nguồn vốn thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2009 cũng tăng 3,7% so với 2008. Trong khi đó, vốn đầu tư ở khu vực kinh tế nhà nuớc giảm 5,6% so với năm 2008. Đây là một tín hiệu tốt cho thấy nền kinh tế nước ta với sự ổn định chính trị, hành lang pháp lý được cải thiện ngày

càng thông thoáng đang thực sự là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thu nhập của người dân

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên, mức sống tăng nên người dân có tích luỹ sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư các khoản thu nhập của mình để sinh lời, cũng như nhu cầu vay để tiêu dùng trước. Tất cả họ phải tìm đến thị trường dịch vụ tài chính từ tư vấn đến kênh đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, đầu tư hộ, môi giới, quản lý ngân quỹ, bảo hiểm… Từ đó nhu cầu về các dịch vụ tài chính ngân hàng sẽ tăng mạnh.

Những năm gần đây, sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế của nước ta làm cho GDP bình quân đầu người và GDP bình quân một lao động hàng năm tăng liên tục. Cụ thể năm 2010, GDP/người ước tính khoảng 1.050 đô la mỹ, tăng 05% so với năm 2009 và GDP/lao động ước tính khoảng 850 đô la mỹ, cũng tăng 0.61% so với năm 2009

Việc GDP/người và GDP/lao động tăng là một trong những chỉ so quan trọng phản ánh mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao. Khi đời sống xã hội được nâng cao sẽ tạo điều kiện phát triển lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán

Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của người dân tuy có cải thiện nhưng chưa nhiều.

Bảng 2.6: Cơ cấu tổng phương tiện thanh tóan giai đoạn 2006-2010

ĐVT: nghìn tỷ đồng

( Nguồn: Tạp Chí Ngân hàng số 2/2010)

Về cơ cấu, thanh toán qua hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán và có xu hướng tăng dần qua các năm từ 77,4% năm 2006 tăng khoảng 85,4% năm 2010. Ngược lại, tỷ trọng tiền mặt 2010 tiếp tục giảm so với các năm trước đó. Điều này cho thấy cơ cấu tổng phương tiện thanh toán toàn xã hội được cải thiện theo hướng giảm dần tỷ lệ tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời cũng phản ánh ngày càng mở rộng và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư của hệ thống ngân hàng như thẻ ATM đã góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong thanh toán. Nhưng thị trường này chưa phát triển nhiều, chủ yếu mới chỉ tập trung ở phân khúc thị trường công chức nhà nước, nhân viên văn phòng, công nhân một số doanh nghiệp lớn. Tính đến cuối năm 2010, số thẻ nội địa phát hành là 4.298.875 thẻ, tăng 70% so với năm 2009, số thẻ quốc tế

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng phương tiện thanh tóan 329,2 100% 411,2 100% 536,2 100% 683,5 100% 887,9 100% Thanh tóan qua hệ thống Ngân hàng 254,9 77,4% 320,6 78,0% 427,1 79,7% 559,6 81,9% 758,3 85,4% Thanh tóan bằng tiền mặt 74,3 22,6% 90,6 22,0% 109,1 20,3% 123,9 18,1% 129,6 14,6%

phát hành 242.531 thẻ, tăng 80% so với năm 2009 với gần 60 thương hiệu, 16 ngân hàng phát hành và hơn 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Tổng số máy ATM trong toàn hệ thống các ngân hàng hiện có là 2.782 máy, tăng 60% so với năm 2009; máy POS có 11.282 máy, tăng 8% so với 2009( Nguồn: báo cáo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - nhiệm kỳ III). Điều này cho thấy cơ sở hạ tầng thanh toán còn ít, khả năng thuyết phục người dân còn hạn chế. So với dân số Việt Nam năm 2010 ước tính 84.110 nghìn người (Trong đó, Quận 1 có dân số 430.559 người) thì số lượng thẻ phát hành đến thời điểm này còn khá khiếm tốn, thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH (MARITIME BANK HO CHI MINH) ĐẾN NĂM 2015.doc (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w