Tình hình chung ngành nhựa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ .doc.DOC (Trang 67 - 68)

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚ

1. Tình hình chung ngành nhựa Việt Nam.

Hiện nay, ngành nhựa nước ta đang gặp phải không ít khó khăn do sự biến động về giá theo chiều hướng tăng của thị trường nhựa thế giới, đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh lao đao bắt đầu từ quý 8/2006 đến nay, giá nguyên liệu nhựa trên thế giới liên tục tăng, đưa ngành nhựa trong nước gặp phải không ít khó khăn, nhiều nguyên liệu giá tăng cao đến mức chưa từng thấy trên thị trường nhập khẩu mà vẫn không có hàng nhập để cung ứng cho sản xụất. Tính đến đầu tháng 4/2007 hầu hết giá nguyên liệu nhựa đều tăng bình quân từ 75- 85 % so với cùng kỳ năm 2006. Giá nguyên liệu tăng nhưng giá bán sản phẩm lại không thể tăng theo mức tương ứng, một số sản phẩm có tăng nhưng mức tối đa cũng chỉ là 19-29 % vì nếu tăng quá người tiêu dùng sẽ không chấp nhận. Nguyên liệu khan hiếm, giá đầu vào tăng, giá đầu ra bị hạn chế đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải ngừng sản xuất vì càng sản xuất càng lâm vào cảnh thua lỗ. Các doanh nghiệp vốn có thế mạnh như Công ty nhựa Bình Minh, Công ty nhựa Tiền Phong, các công ty nhựa Long Thành, Chợ Lớn, Đô Thành...đều đã phải giảm công suất sản xuất và đặc biệt còn phải từ chối một số đơn đặt hàng với số tiền không nhỏ. Chỉ tính riêng quý 1/2007, giá nguyên liệu tăng, giá xăng dầu tăng đã làm cho hiệu quả ngành nhựa giảm khoảng 45%

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là bất cập về nguồn nguyên liệu trong nước. Theo tính toán, mỗi năm ngành nhựa trong nước cần khoảng 2,5- 3 triệu tấn nguyên liệu các loại (30-40% là nhựa PVC) trong khi đó, hiện nước ta phải nhập khẩu khoảng 90% lượng nguyên liệu cho

sản xuất toàn ngành. Nguyên liệu sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu vì vậy giá cả nguyên liệu trên thế giới biến động thì ngành nhựa trong nước cũng bị cuốn theo. Trước thực trạng đó Hiệp hội nhựa Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần tỉnh táo khi ký kết hợp đồng mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Vì sự lên xuống giá cả nguyên liệu nhựa chưa xác định được đâu là điểm dừng ổn định, mà với lượng nhập khẩu lớn như hiện nay chúng ta chỉ biết phụ thuộc vào giá cả thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng không vì thế mà ngừng sản xuất, không nên vội vã chuyển sang mặt hàng khác mà vẫn phải duy trì sản xuất phù hợp để giữ thương hiệu, giữ thị trường. Các doanh nghiệp ngành nhựa cũng kiến nghị Nhà nước cần có sự can thiệp tháo gỡ khó khăn, giúp ngành nhựa duy trì sản xuất. Một trong những giải pháp được các doanh nghiệp và Hiệp hội nhựa Việt Nam đề xuất là giảm phụ thu đối với nguyên liệu nhựa nhập khẩu. Và việc bỏ phụ thu này sẽ được điều chỉnh lại khi giá nguyên liệu giảm và ổn định. Đồng thời, cũng nên xem xét, điều chỉnh mức thuế nhập khẩu một số loại hạt nhựa như PVC, PS, ABS cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Từ thực tế, ngành nhựa trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng đã đặt ra vấn đề cấp bách là cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Cần đầu tư lập kế hoạch triển khai xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu phụ gia cho ngành nhựa để ngành nhựa thực sự phát tnển mạnh khi tham gia vào hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh hạt màu tại Công ty Cổ Phần Thiết bị và Công nghệ .doc.DOC (Trang 67 - 68)

w