Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ.doc (Trang 35 - 37)

- Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một nét đặc

c) Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái:

Trong giai đoạn này doanh nghiệp không tiếp tục tăng trưởng nữa do thị trường đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi hoàn toàn không phụ thuộc vào sự lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà cốt lõi là phản ánh mối

quan hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh nghiệp với những cơ hội và hạn chế của môi trường hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Nếu trong quá khứ, doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành được một nền văn hóa, đặc biệt là quan niệm chung của riêng mình, thì sẽ rất khó thay đổi vì những giá trị này phản ánh niềm tự hào và lòng tự tôn của cả tập thể.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN:3.3.1.Văn hoá Dân tộc: 3.3.1.Văn hoá Dân tộc:

Sự phản chiếu của văn hoá dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu. Bản thân VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền văn hoá cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc.

Việc xác định những giá trị văn hoá dân tộc phản ánh trong một nền VHDN là điều hết sức khó khăn vì văn hoá dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tượng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của VHDN đến đời sống doanh nghiệp cũng như sự tác động mạnh mẽ của văn hóa dân tộc đến sự hình thành và phát triển VHDN.

3.3.2. Nhà lãnh đạo - Người tạo ra nét đặc thù của VHDN:

Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của Doanh nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ và huyền thoại… của Doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý Doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên VHDN.

3.3.3. Những giá trị Văn hoá học hỏi được:

Có những giá trị văn hoá Doanh nghiệp không thuộc về văn hoá dân tộc, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong Doanh nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành hoặc vô thức hoặc có ý thức và ảnh hưởng của chung đến hoạt động của Doanh nghiệp có thể tích cực cũng có thể tiêu cực.

3.3.4.Môi trường kinh doanh:

Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế, chính sách của nhà nước, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc

xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa Doanh nghiệp nói riêng.

3.4. Các phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong đề tài là phương pháp định lượng, kết hợp với phương pháp định tính cùng một số phương pháp khác như thống kê mô tả, phân tích tổng hợp.

3.5. Phương pháp thu thập số liệu.

Để nghiên cứu văn hóa của công ty điện thoại Tây Thành Phố tác giả đã sử dụng cách tiếp cận thực tế tại công ty trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài. Số liệu thực hiện đề tài bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, số liệu thứ cấp được Công ty cung cấp và thu thập từ sách, Internet. Còn số liệu sơ cấp được nghiên cứu điều tra từ nhân viên của Công ty.

3.6. Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi.

Để xây dựng được bảng câu hỏi tác giả đã dựa vào 6 yếu tố then chốt cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đó là:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI TÂY THÀNH PHỐ.doc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w