Tình hình về nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.doc (Trang 30)

2.2.1.1 Tình hình chung về nguồn vốn

Nguồn vốn là cái ban đầu mà bất cứ một nhà kinh doanh nào cũng cần phải có để thực hiện những ý đồ mà mình muốn thực hiện. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì yếu tố cạnh tranh là một trong những yếu tố hàng đầu không thể thiếu được. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có rất nhiều NH đang hoạt động, chưa kể đến sự sắp ra đời một số các NH sẽ được hoạt động tại đây khi Việt Nam thực hiện các cam kết như đã kí kết theo các hiệp định thương mại. Như vậy hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Nai trong thời gian tới cũng gặp không ít khó khăn, để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình thì NH cần có một nguồn vốn ổn định để mở rộng qui mô kinh doanh của mình, đây là nhiệm vụ quan trọng mà NH sẽ thực hiện trong thời gian tới. Trước tiên ta sẽ xem xét diễn biến của nguồn vốn tại BIDV Đồng Nai trong thời gian qua đã có những biến động gì theo sự phát triển của xã hội.

Bảng 1: Cơ cấu của nguồn vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 – 2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 chênh lệch 09/08 chênh lệch 10/09

số tiền % số tiền % Vốn huy động 102.766,08 144.937,12 208.721,03 42.171,04 41,04 63.783,91 44,01 Các khoản vay 9.251 10.711 12.699 1460,00 15,78 1.988,00 18,56 Thanh toán vốn 29.313 32.012 25.890 2699,00 9,21 (6.122,10) (19,12) Tài sản nợ khác 14.529 15.021 17.210 492,00 3,39 2.189,10 14,57 Tổng cộng 155.859,08 202.681,12 264.520,03 46.822,04 30,58 61.838,91 30,51 (Nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn của Chi nhánh có được không chỉ từ nguồn huy động của cá nhân và tổ chức kinh tế mà còn từ nhiều nguồn khác như là các khoản vay, các khoản điều chuyển từ ngân hàng mẹ, các tài sản nợ khác

Trong năm qua bên cạnh sự gia tăng tính mở rộng đầu tư tín dụng thì NH đã tăng cường công tác huy động để đáp ứng nguồn vốn cho vay. Kết quả nguồn vốn huy động tại NH năm 2010 là 264.520,03 triệu đồng, chiếm đến 78,91% đây là một tỷ trọng khá cao. Như vậy có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của NH năm 2010 đã tăng hơn năm 2009 là 44,01% tương ứng với số tuyệt đối là 63.783,91 triệu đồng. Với sự tăng lên nhanh chóng của vốn huy động như vậy đã góp phần làm cho nguồn vốn tại NH tăng lên tương đương.

Năm 2009 qui mô của các khoản vay tại NH là 10.711 triệu đồng chiếm 5,28%, sang năm 2010 thì khoản vốn vay này giảm xuống còn 4,8% ứng với số tiền là 12699 triệu đồng với tốc độ tăng so với năm 2009 là 18,56%. Qua đây cho thấy ngoài nguồn vốn huy động thì NH còn cần có nguồn khác nữa để đảm bảo cho khả năng mở rộng nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động cho vay của mình.

Trong năm 2009 thanh toán vốn tại NH chiếm 15,79% trong tổng nguồn vốn tại NH tương ứng với số tiền là 32.012 triệu đồng. Sang năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm xuống mức 25.890 triệu đồng chiếm 9,79%, như vậy có thể thấy trong năm 2010 vừa qua lượng vốn do NH mẹ chuyển về cho NH đã ít đi. Điều đó phản ánh được thực trạng của NH đã dần dần làm chủ được nguồn vốn của mình, tiến tới sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng các hoạt động của NH.

2.2.1.2 Tình hình huy động vốn

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 – 2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 chênh lệch 09/08 chênh lệch 10/09

số tiền % số tiền %

Nguồn vốn

Tiền gửi

thanh toán 10644,82 11755,63 12520,47 1110,81 10,44 764,84 6,51

TGTK 113297,27 131751,37 195699,22 18454,1 16,29 63947,85 48,54

Ký quỹ 1273 1430 501,3 157 12,33 (928,7) (64,94)

(Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 tăng so với năm 2009. Tính đến cuối năm 2010 là 208721 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63784 triệu đồng, tương đương tăng 44,01% so với năm 2009. Tuy nhiên mức tăng này là khá thấp so với năm 2009 (tăng 76,72% so với năm 2008). Điều này một phần là do những khó khăn về môi trường kinh tế xã hội không thuận lợi trong năm 2010, một phần là do sự cạnh tranh của các NH khác. Tuy nhiên với tổng nguồn vốn huy động được năm 2010 đạt 208721 triệu đồng được xem là một thành công của chi nhánh trong thời điểm hiện nay.

Nhìn vào tỷ trọng của các loại nguồn vốn huy động ta thấy, trong năm 2010 tỷ trọng của nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với năm 2009. Trước hết là

tiền gửi tiết kiệm. Lượng tiền gửi tiết kiệm năm 2010 đạt 195699,22 triệu đồng, tăng về tuyệt đối 63947,85 triệu đồng, tương ứng tăng 48,54% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu năm 2010, lãi suất của chi nhánh tăng cao khiến người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn. Chi nhánh cũng đã chú trọng trong việc đổi mới cung cách phục vụ, rút ngắn thời gian trong mỗi lần giao dịch với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại…Qua đó kích thích người dân đến gửi tiền ở chi nhánh nhiều hơn.

Trong năm vừa qua chi nhánh duy trì lượng tiền gửi thanh toán đạt 12520,47 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 764,84 triệu đồng, tương đương tăng 6,51% so với năm 2009. Đây là mức tăng trưởng khá thấp. Điều này được giải thích là do KH vẫn chưa có thói quen sử dụng tiền gửi thanh toán, lượng giao dịch tiền mặt trong dân cư vẫn còn rất cao. Chi nhánh cần phải chú trọng đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền… hơn nữa nhằm thu hút hình thức tiền gửi này. Hơn nữa việc chi nhánh chưa có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp lớn, các KH tiềm năng cũng là một cản trở trong việc thu hút lượng tiền gửi thanh toán tại chi nhánh.

Lượng tiền ký quỹ năm 2010 chỉ đạt 50,3 triệu đồng, giảm đến 65% so với năm 2009, tương đương giảm về tuyệt đối là 928,7 triệu đồng. Đây là một thực tế khách quan do tình hình kinh tế không thuận lợi, DN hoạt động không hiệu quả… Tuy nhiên chi nhánh cũng cần phải chú trọng để nâng cao lượng tiền ký quỹ, tạo một nguồn huy động lâu dài cho chi nhánh.

2.2.1.3 Tình hình chung về hoạt động tín dụng

Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là một trong những hoạt động chủ yếu của các NHTM nói chung và BIDV Đồng Nai nói riêng. Vì vậy dựa vào kết quả của hoạt động cấp tín dụng, ta có thể phần nào đánh giá được hoạt động của NH trong thời gian qua và nhận ra một số xu hướng phát triển cho những năm sắp tới. Dựa

vào bảng tình hình cấp tín dụng qua 2 năm 2009-2010, chúng ta có thể thấy được phần nào những điều đó.

Bảng 3: Tình hình chung về hoạt động tín dụng tại NH Đầu tư và Phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

Tổng dư nợ cho vay 150975,8 100 158150,4 100 7174,6 4,75

Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 83036,72 67939,13 55 45 88089,8 70060,65 55,7 44,3 5053,08 2121,52 6,08 3,12 Tổng dư nợ quá hạn 0 0 149 100 149 - Trong đó: -Ngắn hạn -Trung, dài hạn 0 0 0 0 125 24 83,9 16,1 125 24 Tỷ lệ dư nợ quá hạn(%) - 0,094 0,094 (nguồn: phòng kế hoạch-tổng hợp)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh năm 2010 đạt 158150,4 triệu đồng, tăng về tuyệt đối là 7174,6 triệu đồng, tương đương tăng 4,75% so với năm 2009. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2010 đạt 88089,8 triệu đồng, chiếm 55,7% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh, tăng về tuyệt đối là 5053,08 triệu đồng, tương đương tỷ lệ tăng là 6,08% so với năm 2009. Dư nợ cho vay trung dài hạn năm 2010 đạt 70060,65 triệu đồng, chiếm 44,3% trong tổng dư nợ cho vay, tăng về tuyệt đối là 2121,52 triệu đồng, tương ứng tăng 3,12% so với năm 2009. Mặc dù tổng dư nợ cho vay năm 2010 tăng không nhiều so với năm 2009, tuy nhiên, trong tình hình kinh tế xã hội khó khăn như vừa qua thì có được kết quả này là thành tựu đáng khích lệ, đó là nhờ sự nổ lực phấn đấu của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên toàn chi nhánh.

Về dư nợ quá hạn: năm 2010 dư nợ quá hạn tăng so với năm 2009. Năm 2009 chi nhánh không có dư nợ quá hạn nhưng đến cuối năm 2010, dư nợ qúa hạn là 149 triệu đồng, trong đó dư nợ qúa hạn cho vay ngắn hạn là 125 triệu đồng, chiếm 83,9% trong tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh; dư nợ qúa hạn cho vay trung dài hạn là 26 triệu đồng, chiếm 16,1% tổng dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010. Sở dĩ dư nợ qúa hạn của chi nhánh năm 2010 tăng cũng là điều dễ hiểu. Trong năm

8 3 0 3 6 .7 2 6 7 9 3 9 .1 3 8 8 0 8 9 .8 7 0 0 6 0 .6 5 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0 3 0 0 0 0 4 0 0 0 0 5 0 0 0 0 6 0 0 0 0 7 0 0 0 0 8 0 0 0 0 9 0 0 0 0 T r iệ u đ ồ n g N ă m 2 0 0 9 N ă m 2 0 1 0 N ă m T ổ n g d ư n ợ c h o v a y N g ắ n h ạ n Tru n g , d à i h ạ n 0 0 1 2 5 2 4 0 2 0 4 0 6 0 8 0 1 0 0 1 2 0 1 4 0 Tr iệ u đ ồ n g Nă m 2 0 0 9 Nă m 2 0 1 0 N ă m T ổ n g d ư n ợ q u á h ạ n N gắn hạn Trung, dài hạn

qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam biến động phức tạp, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đời sống dân cư. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng giảm, do đó dư nợ qúa hạn của chi nhánh gia tăng. Vì vậy trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến chất lượng công tác thẩm định cũng như đẩy mạnh các biện pháp thu nợ để giảm thiểu dư nợ qúa hạn đến mức thấp nhất có thể.

2.3 Tình hình huy động tiền gửi, tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai

2.3.1 Huy động tiền gửi dân cư tại NH

Tiền gửi dân cư chiếm 1 phần quan trọng trọng công tác huy động vốn của NH, nhất là đối với Chi nhánh thì nguồn tiền huy động chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư. Phân tích bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn điều này.

Bảng 4: Tình hình huy động tiền gửi dân cư tại NH Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 - 2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 chênh lệch 09/08 chênh lệch 10/09

số tiền % số tiền % TGTK 118,637 131.751 195.699,219 13114 11,05 63.948,219 48,54 TG thanh toán 107 125 477 18 16,82 352,00 281,60 Tổng cộng 118,744 131.876 196.176,22 13132 11,06 60.048,219 48,76 (Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)

Năm 2010 vừa qua chi nhánh huy động được tổng cộng 196.176,22 triệu đồng từ khu vực dân cư, trong đó lượng TGTK đạt 195.699,22 triệu đồng, chiếm 100% lượng TGTK huy động của chi nhánh. Qua đó cho thấy lượng TGTK của chi nhánh vẫn chỉ tập trung chủ yếu vào khu vực dân cư. Trong khi đó lượng tiền gửi thanh toán đạt 477 triệu đồng trên tổng số 12520,47 triệu đồng TGTT của toàn chi nhánh. Tuy đạt tốc độ tăng trưởng đến 281,6% so với năm 2009 nhưng lượng TGTT trong dân cư vẫn còn rất thấp. Điều này được giải thích là do các giao dịch thanh toán cá nhân qua NH vẫn chưa nhiều, người dân vẫn còn chưa hiểu rõ và sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH. Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh công tác quảng bá, tuyên truyền, phát tờ rơi… để khách hàng hiểu thêm về những ưu điểm của TGTT, qua đó nâng cao lượng tiền gửi huy động.

2.3.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH 2.3.2.1 Hình thức huy động tiết kiệm tại NH

a. Các hình thức

Hiện nay NH đang huy động tiền gửi tiết kiệm dưới 2 hình thức: có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: có nhiều hình thức - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi cuối kỳ.

- Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng tháng. - Tiền gửi tiết kiệm nhận lãi hàng quý.

b. Tổ chức huy động

NH tổ chức huy động tiền gửi tiết kiệm từ các cá nhân, với nhiều hình thức quảng cáo như trên truyền hình, radio, poster…

NH nhận tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt như VNĐ, USD. Huy động từ tài khoản của khách hàng chuyển qua gửi tiết kiệm.

c. Quy trình hạch toán

- Hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt: KH điền thông tin gửi tiết kiệm và mẫu giấy gửi tiết kiệm có số hiệu Qt-01/TG-11.05. KH giao tiền cho nhân viên giao dịch kiểm tra. Sau khi nhân viên kiểm tra thông tin trên phiếu gửi tiền tiết kiệm và đếm tiền đầy đủ sẽ tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS (phần mềm máy tính trong NH) và in sổ, sau đó đưa cho KH ký xác nhận. Trên sổ có đầy đủ 2 chữ ký thì đưa cho kiểm soát viên kiểm tra rồi ký, sau đó giao cho KH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- KH gửi tiền tiết kiệm từ tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH: khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản có số liệu rồi giao cho giao dịch viên, sau đó tiến hành hạch toán trên hệ thống TCBS bằng cách trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán chuyển qua làm số tiết kiệm rồi in sổ. Các quy trình sau tiến hành giống như hạch toán tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt.

2.3.2.2 Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động a. Biến động của tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động

Bảng 5: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 3 năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 chênh lệch 09/08 chênh lệch 10/09 số tiền % số tiền % TGTK bằng VNĐ 89671,7 96178,23 125247,5 6506,53 7,26 29069,27 30,22 TGTK bằng ngoại tệ (quy đồi) 29358,81 35572,77 70,451,719 6213,96 0,21 34878,95 98,05 Tổng cộng 119030,51 131751 195,699,219 12719,49 10,69 63948,22 48,54 (Nguồn: phòng kế hoạch – tổng hợp)

Bên cạnh việc huy động TGTK bằng VNĐ, NH cũng thực hiện huy động TGTK bằng ngoại tệ. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: năm 2009, lượng ngoại tệ huy động được chiếm khoảng 27%/ tổng số TGTK huy động được. Năm 2010 lượng ngoại tệ huy động được đạt 70.451,719 triệu đồng, chiếm đến 36% trong tổng vốn huy động, tăng đến 98,05% so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích là do năm vừa qua tỷ giá ngoại tệ đã có sự biến động mạnh, lạm phát tăng cao làm đồng VN mất giá so với đồng ngoại tệ, dẫn đến lượng tiền gửi bằng VNĐ chỉ tăng 30,22%, đạt 125.247,5 triệu so với 96.178,23 triệu năm 2009.

Nguồn vốn huy động từ NH không phải bao giờ nó cũng đều đều với một mức nhất định mà nó cũng biến động theo chu kì. Thông thường, lượng TGTK thường tăng cao vào những tháng đầu năm, những tháng giữa năm lượng TGTK có dấu hiệu chững lại và tăng dần vào những tháng cuối năm. Qua bảng diễn biến nguồn TGTK theo thời gian tại BIDV Đồng Nai ta sẽ thấy rõ tính chất chu kì này hơn.

Bảng 6: Biến động tiền gửi tiết kiệm theo thời gian gửi tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai qua 2 năm 2009 - 2010

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu thời gian Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

Quý I Tháng 1 8.169 6,2 13.308 6,8 5.139 62,91 Tháng 2 9.618 7,3 14.286 7,3 4.668 48,54

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai.doc (Trang 30)